Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia (head of state) và cũng là người đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ).[3]
Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá.
Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ bốn năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bốn mươi ba cá nhân
đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời
gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 56 nhiệm kỳ bốn năm.[4]
Năm 1783, Hiệp định Paris (1783) đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ nhị Quốc hội Lục địa đã phát thảo ra Các điều khoản Hợp bang
vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép quốc
hội - cơ quan liên bang duy nhất - quá ít quyền lực để tài trợ cho chính
mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành
hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống-vương quyền trong
thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng
lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ.
Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộc Cách mạng Mỹ,
sự sống còn của chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một
số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính
phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa
trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được
áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẽ cũng không thể trở thành một
diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển
kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẽ phát thảo ra các tu chính cho Các điều khoản Hợp bang,
nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có
ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống
kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý
muốn làm đế vương khi đang làm tổng thống.
Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bang có chức danh là "President of the United States in Congress Assembled"
(có nghĩa là Tổng thống Hoa Kỳ tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt
thành "President of the United States" (Tổng thống Hoa Kỳ). Tuy nhiên,
chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa
Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra
và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo.
Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ,
bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành
lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết
một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải
đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được
sự trỗi dậy của một kẻ độc tài.
Trách nhiệm và quyền lực
Vai trò lập pháp theo Điều khoản I Hiến pháp
Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ
qui định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với
các qui trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều
khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa
Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành
luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn
lựa:
Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.
Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao
mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp
của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ
quyết của tổng thống.
Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và cũng
không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai
trường hợp có thể xảy ra:
Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.
Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả về Quốc hội
được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Trường hợp này được biết đến là
"pocket veto" (tạm dịch là "phủ quyết gián tiếp").
Năm 1996, Quốc hội tìm cách nâng cao quyền phủ quyết của tổng thống qua
Đạo luật phủ quyết từng phần (Line Item Veto Act). Dự luật này cho phép
tổng thống ký thành luật bất cứ đạo luật chi tiêu nào trong khi đó có
quyền phủ quyết các mục chi tiêu nào đó trong đạo luật này, đặc biệt là
bất cứ khoản chi tiêu mới nào, hay bất cứ tổng số chi tiêu nào, hoặc bất
cứ lợi ích về thuế có giới hạn mới nào. Một khi tổng thống đã phủ quyết
một mục nào đó trong đạo luật thì Quốc hội cũng có thể tái thông qua
mục đó. Nếu tổng thống lại phủ quyết thì Quốc hội Hoa Kỳ có thể gạt bỏ
sự phủ quyết của tổng thống bằng cách thông thường là biểu quyết với tỉ
lệ 2/3 phiếu thuận tại cả hai viện lập pháp. Trong vụ kiện tụng Clinton đối đầu Thành phố New York, 524 U.S. 417 (1998),Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc thay đổi quyền lực phủ quyết như thế là vi hiến.
Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp
Quyền lực đối ngoại và chiến tranh
Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16, người đã thành công giữ vững liên bang trong thờiNội chiến Hoa Kỳ.
Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh.
Trong lúc quyền lực tuyên chiến được hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc
hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp
quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị
khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các
quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự; Alexander Hamilton giải thích điều này trong bài viết Federalist số 69:
Tổng thống phải là tổng tư lệnh lục quân và hải quân của Hoa Kỳ. ...
Điều này không bao trùm hơn quyền tư lệnh tối cao và quyền điều khiển
các lực lượng hải quân và quân sự ... trong khi đó quyền lực này của vua
Anh bao trùm cả việc tuyên chiến, tuyển mộ thành lập quân đội và đặt ra
các qui định đối với các hạm đội và lục quân. Tất cả những quyền lực
như thế ... phải do quốc hội đảm trách.[5]
Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ
một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc
hội cũng đảm trách việc theo dỏi quyền lực quân sự của tổng thống qua
việc kiểm soát các qui định và chi tiêu quân sự.
Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ,
tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại
quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận
các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp
định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành.
Mặc dù không được qui định trong hiến pháp nhưng tổng thống đôi khi cũng
có quyền thực hiện những "thỏa ước hành pháp" trong quan hệ đối ngoại.
Thường thường, những thỏa ước này có liên quan đến các vấn đề nằm trong
phạm vi quyền lực hành pháp; thí dụ, thỏa ước với một quốc gia nào đó mà
Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hiện diện tại đó, cách nào để một quốc gia
thi hành các hiệp định về bản quyền, hay làm sao để thực hiện việc giao
dịch thư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, thế kỷ 21 đã cho thấy rằng có một sự
mở rộng rất lớn về những thỏa hiệp hành pháp như thế. Những người chỉ
trích đã chống lại việc nới rộng việc sử dụng những thỏa ước hành pháp
như thế vì chúng đã bỏ qua các qui trình tạo ra hiệp định và cũng như
loại bỏ sự kiểm soát và cân bằng quyền lực mà hiến pháp đã qui định đối
với ngành hành pháp trong quan hệ đối ngoại. Những người ủng hộ đáp trả
lại rằng những thỏa ước như thế tạo ra một giải pháp mang tính thời đại
khi nhu cầu hành động nhanh chóng, bí mật và đồng điệu ngày càng gia
tăng.
Quyền lực hành pháp
Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là
người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của
tổng thống là "trông coi việc luật pháp được thi hành một cách trung
thực." Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được giao trách nhiệm nắm
giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang.
Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị
tổng thống sắp nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước
khi ông nhận chức và thêm 8.000 người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình.
Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng viện
nghĩ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm
họp lại.
Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một
vấn đề tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải
các viên chức hành pháp theo ý của mình.[6]
Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế
quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc
trách về các qui định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một
số các viên chức hành pháp cấp thấp.[7]
Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc
lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền
hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về luật
pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét
lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng qui trình thay đổi luật.
Quyền tư pháp
Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải đượcThượng viện Hoa Kỳ
chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị tổng thống có ý định quay
chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc biệt
nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường
đó. Khi đề cử các thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng
truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại
diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống cũng có thể
ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xãy ra ngay trước
khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Tổng thống George W. Bush đọc Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 2007, cùng với Phó tổng thống Dick Cheney và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phía sau ông.
Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc
hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia.
Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốc Anh.
Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nào
nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này. Khi
Tổng thống Richard Nixon
tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này như một lý do để không giao
nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ Hoa Kỳ đối đầu Nixon, 418 U.S. 683
(1974) rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một
vị tổng thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ Clinton đối đầu Jones, 520 U.S. 681
(1997) rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử dụng trong những vụ
thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành
pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn
chưa được định nghĩa rỏ ràng.
Đề xuất và phụ trợ làm luật
Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng
chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc
hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng
lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp
thường hay thảo ra các qui trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ
và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm
ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến
pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay
được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này
được đọc trong hình thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang" trong đó
tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt.
Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có
thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai
viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có
thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp.
Tiến trình bầu tổng thống
George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ
Điều kiện để trở thành tổng thống
Đoạn 5, Phần 1, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ có ấn định những điều
kiện cơ bản mà một người cần hội đủ để trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một
vị tổng thống phải:
là một công dân Mỹ được sinh ra tại Hoa Kỳ;[8]
ít nhất là 35 tuổi;
là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.
Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng thống vì một trong các điều kiện sau đây:
Tu chính án
22 qui định rằng không có người nào hội đủ điều kiện để được bầu làm
tổng thống quá hai lần. Tu chính án 22 cũng có nói rỏ rằng nếu bất cứ
người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên
hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu làm tổng thống (thí
dụ người này thay thế một vị tổng thống bị trất phế) thì người này chỉ
có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi. Các học giả vẫn còn
tranh cãi liệu có phải một người không còn hội đủ điều kiện để được bầu
làm tổng thống vẫn có thể được bầu làm phó tổng thống theo như qui định về tiêu chuẩn đã được ấn định dưới Tu chính án 12.[9]
Theo Đoạn 7, Phần 3, Điều khoản I, Hiến pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua
những cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá
nhân bị buộc tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó
gồm có cả chức vụ tổng thống.[10]
Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho
một người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu
người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó
lại nổi loạn chống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm
này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận ở cả hai viện quốc hội.
Đề cử và chiến dịch tranh cử
Bài chi tiết: Bầu cử sơ bộ tổng thống Hoa Kỳ, Đại hội đề cử ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, Tranh luận bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, và Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ
Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ
để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề
cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc,
ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề
cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Thường thường
thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng
thống cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có
lệ.
Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận
trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực
tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho
các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên
thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp
của Ross Perotkhông
thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận
vào năm 1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ
để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận
động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử hiện đại hay tập
trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rỏ ràng thắng bại
(swing states) bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử
viên đến các tiểu bang đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo
rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại chúng.
Bầu cử và tuyên thệ
Bài chi tiết: Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ và Tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ
Bản
đồ Hoa Kỳ biểu thi số phiếu đại cử tri được phân bố cho mỗi tiểu bang;
270 phiếu đại cử tri cần có để đạt được đa số trong tổng số 538 phiếu
đại cử tri.
Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang và Đặc khu Columbia
sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được
phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả
hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại
diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều
phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của
tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện
cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn.
Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày
thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần
sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo
cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được
phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra
và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện
của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử
tổng thống).
Theo Tu chính án
12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của
năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức,
đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng
thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến
pháp qui định, phải tuyên thệ nhậm chức:
Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ
Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của
mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ.[11]
Măc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một
quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối "thế xin
Thượng đế giúp tôi!" để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có
luật lệ nào qui định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người
đặc biệt nào đó chủ trì nhưng các vị tổng thống thường theo truyền thống
là được tuyên thệ bởi Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ.
Nhiệm kỳ và giới hạn nhiệm kỳ
Franklin D. Roosevelt được bầu bốn nhiệm kỳ trước khi Tu chính án 22 được thông qua.
Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington,
Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi
chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế
nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt.
Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ
chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình "chiêu
mộ" mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm
tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Đệ nhị Thế chiến. Chính vì Đệ nhị Thế chiến nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944.
Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của
Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm
không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1
lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nữa nhiệm kỳ của một vị tổng
thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman,
người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế theo
qui định của tu chính án này được miễn nhiểm nên ông đã tìm cách ứng cử
lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952.
Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, bốn vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình: Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton vàGeorge W. Bush. Jimmy Carter và George H. W. Bush tái ứng cử lần thứ hai nhưng bị đánh bại. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson
là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai
nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng
thống John F. Kennedy
bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu
cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi
tuyên bố rằng "Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử
từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống." Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử.
Chức vụ bỏ trống hay tàn tật
Xem thêm: Tu chính án 55, Hiến pháp Hoa Kỳ, Thứ tự kế nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống, và Luận tội tại Hoa Kỳ
Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xãy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế.
Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang
trong đó có tổng thống vì tội "phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và
những sai trái khác." Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện
Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu
quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa
Kỳ đã luận tội hai vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998. Đến cuối cùng cả hai đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu.
Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và
trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành
quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ
nói rỏ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền
lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết
tay đến hai viên chức kể trên, nói rỏ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển
giao quyền lực này có thể xãy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ
rằng thích hợp; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngũi cho Phó Tổng thống Dick Cheney.
Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để
giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush
phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó
trong ngày.[12]
Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các
có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống
đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách
được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xãy ra, lúc đó
phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò
quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có
chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng
thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách
nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh
chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết
định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc
nghĩ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên.
Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có qui
định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để
từ chức. Theo luật liên bang, bằng chức của việc từ chức tổng thống có
giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc
từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của
bộ trưởng ngoại giao.[13] Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xãy ra vì Vụ tai tiếng Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức.
Thứ tự kế nhiệm tổng thống
Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống nếu
như tổng thống đương nhiệm bị truất phế, qua đời hay từ chức. Nếu như cả
hai văn phòng tổng thống và phó tổng thống đều bị bỏ trống hay có người
bị thương tật tàn phế thì viên chức kế tiếp trong thứ tự kế nhiệm tổng
thống sẽ là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ.
Thứ tự kế nhiệm sau đó được mở rộng xuống đến Chủ tịch Thượng viện Tạm
quyền, rồi đến các thành viên nội các với một thứ tự đã được định trước.
Dưới đây là danh sách thứ tự kế nhiệm tổng thống hiện thời,[14] như đã được ghi rỏ chi tiết trong Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống năm 1947 (Bản mẫu:USCode) và các tu chính án sau này để thêm vào các bộ trưởng mới được thành lập.
Văn phòngViên chức hiện tại
Bổng lộc
Lịch sử lương tổng thốngNgày lậpLươngLương tính theo giá trị đô la Mỹ năm 2009
dollars
24 tháng 9, 1789 $25.000 $566.000
3 tháng 3, 1873 $50.000 $865.000
4 tháng 3, 1909 $75.000 $1.714.000
19 tháng 1, 1949 $100.000 $906.000
20 tháng 1, 1969 $200.000 $1.175.000
20 tháng 1, 2001 $400.000 $487.000
Tổng thống Hoa Kỳ nhận được tiền lương là $400.000/năm cùng với 1 tài
khoản chi tiêu $50.000/năm, một tài khoản $100.000 không tính thuế dành
cho du hành và $19.000 cho giải trí.[19][20] Việc tăng lương tổng thống gần đây nhất đã được Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton chấp thuận vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2001.
Tòa Bạch Ốc ở Washington, D.C.
phục vụ trong vai trò là nơi cư ngụ dành cho tổng thống; ông được quyền
sử dụng toàn bộ nhân viên và cơ sở của tòa nhà này trong đó gồm có các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, giúp việc nhà, và an ninh. Cơ sở Hỗ
trợ Hải quân Thurmont, nổi tiếng với biệt danh Trại David, là một trại quân sự nằm trên núi trongQuận Frederick, Maryland được dùng làm nơi nghĩ ngơi miền quê cũng như được dùng để bảo vệ tổng thống và khách mời của ông khi có mức báo động cao. Blair House, nằm gần Tòa Cựu Văn phòng Hành chính ở Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc và Công viên Lafayette,
là một tòa nhà phức hợp gồm có bốn ngôi nhà phố dính liền nhau có tổng
diện tích sàn rộng hơn 70.000 foot vuông (6.500 m2) và phục vụ trong vai
trò của một nhà khách chính thức của tổng thống và nó cũng là nơi cư
ngụ thứ hai của tổng thống khi cần thiết.[21]
Để du hành bằng đường bộ, tổng thống sử dụng công xa tổng thống, đây là một chiếc xe limousine bộc thép được chế tạo với sườn xe Cadillac được cải tiến rất nhiều.[22] Một trong hai phi cơ Boeing VC-25 giống nhau, phiên bản cải tiến rất nhiều từ loại phi cơ chở khách Boeing 747-200B, phục vụ tổng thống trên những đoạn đường du hành dài. Chúng được gọi tên là Air Force One khi tổng thống có mặt trên phi cơ.[23][24]Tổng thống cũng dùng một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được gọi tên là Marine One khi tổng thống lên chiếc phi cơ trực thăng này.
Sở Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đương nhiệm và gia đình của ông. Như một phần của công việc bảo vệ họ, tổng thống, đệ nhất phu nhân, con cái và thân nhân gần khác của họ, các yếu nhân khác hay những địa điểm khác đều có mật danh do Sở Mật vụ Hoa Kỳ đặt.[25]
Lúc đầu việc sử dụng những mật danh như thế là vì mục đích an ninh và
có lịch sử trở về thời kỳ mà việc liên lạc điện tử có yếu tố nhạy cảm
chưa được mã hóa; ngày nay, các mật danh này chỉ phục vụ vì mục đích
ngắn ngọn, rõ ràng và theo truyền thống.[26][27]
Tiện nghi của tổng thống
Bắt đầu vào năm 1959, tất cả các cựu tổng thống còn sống được nhận tiền
hưu bổng, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền hưu bổng đã
được tăng nhiều lần với sự chấp thuận của Quốc hội. Các tổng thống về
hưu hiện nay nhận được tiền hưu bổng theo tiền lương của các bộ trưởng
nội các của chính phủ đương nhiệm là $191.300 tính đến năm 2008.[28] Một số cựu tổng thống cũng nhận được tiền hưu bổng quốc hội.[29] Đạo luật Cựu Tổng thống, như đã được tu chính, cũng cung cấp cho các cựu tổng thống quỹ du hành và những đặc quyền ưu tiên.
Tính đến năm 1997, tất cả các cựu tổng thống và gia đình của họ đều được
Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ cho đến khi tổng thống qua đời. Cựu tổng thống
cuối cùng được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ trọn đời là Bill Clinton.
Các cựu tổng thống về sau này như George W. Bush và các cựu tổng thống
tương lại sẽ được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ tối đa là 10 năm sau khi rời
nhiệm sở.[30]
Một số tổng thống có nghiệp vụ nổi bật sau khi rời nhiệm sở. Thí dụ nổi bật gồm có William Howard Taft trở thành Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ vàHerbert Hoover làm việc trong chương trình tái tổ chức chính phủ sau Đệ nhị Thế chiến. Grover Cleveland
thất bại trong cuộc tái ứng cử chức vụ tổng thống vào năm 1888 nhưng
lại đắc cử tổng thống 4 năm sau đó vào năm 1892. Hai cựu tổng thống phục
vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ sau khi rời Tòa Bạch Ốc: John Quincy Adams được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, phục vụ ở đó 17 năm và Andrew Johnson trở lại Thượng viện Hoa Kỳ năm 1875. John Tylerphục vụ trong Quốc hội tạm thời của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong thời Nội chiến Hoa Kỳ và được bầu vào Hạ viện Liên minh miền Nam nhưng qua đời trước khi hạ viên này nhóm họp. Gần đây hơn, Richard Nixon đã thực hiện rất nhiều chuyến du hành ngoại quốc đến các quốc gia như Trung Quốc, Nga và được ca ngợi như một chính khách lão thành.[31] Jimmy Carter trở thành người vận động cho nhân quyền trên toàn cầu, giám sát bầu cử và phân giải quốc tế và là người nhận Giải Nobel Hòa bình. Bill Clinton đã làm một số công việc như một chính khách lão thành, nổi bật nhất là việc ông thực hiện các cuộc điều đình dẫn đến việc Bắc Hàn thả hai nhà báo Mỹ là Laura Ling và Euna Lee. Bill Clinton cũng tích cực hoạt động chính trị từ khi rời nhiệm sở. Ông đã làm việc cùng với phu nhân của mình là Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.
Hiện thời có bốn cựu tổng thống còn sống:
Các cựu tổng thống còn sống
Jimmy Carter (D),
phục vụ từ năm 1977–1981
George H. W. Bush (R),
phục vụ từ năm 1989–1993
Bill Clinton (D),
phục vụ từ năm 1993–2001
George W. Bush (R),
phục vụ từ năm 2001–2009
Thư viện tổng thống
Bài chi tiết: Thư viện tổng thống
Mỗi tổng thống kể từ Herbert Hoover đã xây dựng một kho sách được biết với tên gọi là thư viện tổng thống
để lưu giữ và giúp bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết, tài liệu và
những văn kiện khác của tổng thống. Các thư viện này khi hoàn thành sẽ
được làm chứng thư giao cho Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ Quốc gia Hoa Kỳ
bảo trì; ngân quỹ ban đầu để xây dựng và trang bị mỗi thư viện phải là
ngân quỹ tư nhân, không phải ngân quỹ liên bang. Hiện thời có tất cả 13
thư viện tổng thống trong hệ thống của Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ
sơ. Cũng có một số thư viện tổng thống được chính quyền tiểu bang và quỹ
tư nhân bảo trì, thí dụ như Bảo tàng và Thư viện Tổng thống Abraham Lincoln được điều hành bởi tiểu bang Illinois.
Chỉ trích
Những chỉ trích đối với tổng thống thường rơi vào một trong các mục sau
đây:Tổng thống quá quyền lực Đa số những người lập quốc Hoa Kỳ kỳ vọng
rằng Quốc hội Hoa Kỳ, được nói đến trước tiên trong Hiến pháp Hoa Kỳ, sẽ là ngành có nhiều ảnh hưởng chi phối chính phủ. Họ không muốn hay kỳ vọng đến một ngành hành pháp mạnh mẽ.[32] Tuy nhiên, vô số những người chỉ trích ngày nay cho rằng tổng thống quá nhiều quyền lực,[33][34] không bị kiểm soát và cân bằng quyền lực[35] và bản chất giống như "đế vương".[36] Người chỉ trích là Dana D. Nelson
tin rằng các vị tổng thống suốt hơn 30 năm qua đã tìm cách tiến tới
việc nắm trọn, không phân chia quyền lực tổng thống đối với ngành hành
pháp và các cơ quan của ngành."[37]
Bà chỉ trích những người ủng hộ hành pháp đơn nhất vì điều đó khiến mở
rộng "nhiều quyền lực hành pháp không bị kiểm soát vốn đã tồn tại – thí
dụ như những lệnh hành pháp, sắc lệnh, tuyên cáo, giác thư, chỉ thị an
ninh quốc gia – đã cho phép tổng thống hành xử rất nhiều chính sách đối
nội và đối ngoại mà không cần sự trợ giúp, can thiệp hoặc ưng thuận từ
Quốc hội."[37] Những học giả về hiến pháp đã chỉ quyền lực quá mức của tổng thống[38]
và cho rằng tổng thống giống như "những nhà độc tài lập hiến" có "động
cơ để tuyên bố tình trạng khẩn cấp" nhằm nắm lấy quyền lực "gần giống
như độc tài."[39] David Sirota nhận thấy có một mô hình "với mục tiêu cung cấp một cơ sở hợp pháp cho quyền lực tối cao toàn phần của Tòa Bạch Ốc đối với toàn chính phủ."[40][41]
Một người chỉ trích khác viết rằng quyền lực tổng thống mở rộng là "mối
đe dọa lớn nhất chưa từng thấy đối với sự tự do cá nhân và luật pháp
dân chủ."[42]Hình
ảnh và quan hệ công chúng Một số người cho rằng hình ảnh của tổng thống
có chiều hướng bị các viên chức hành pháp đặc trách quan hệ công chúng
và chính tổng thống ngụy tạo lên. Một người chỉ trích diễn tả tổng thống
giống như "giới lãnh đạo bị tuyên truyền" mà có một "quyền lực mê hoặc
quanh chức vị này";[43] một người chỉ trích khác diễn tả hiện tượng quanh chức vị tổng thống bằng từ "cult", có nghĩa là sự sùng bái[41]
Những quan chức điều hành về quan hệ công chúng của chính phủ đã giàn
cảnh một cách mưu mẹo những dịp ghi hình có tổng thống đang tươi cười
với đám đông cũng đang tươi cười cho các máy quay thu hình; chẳng hạn về
một buổi ghi hình truyền hình, những khán giả xem truyền hình đã bị yếu
tố hình ảnh của tổng thống chi phối hơn là câu chuyện thật về buổi thu
hình đó.[44] Một người chỉ trích viết rằng hình ảnh của John F. Kennedy được diễn tã hư cấu một cách thận trọng với đầy đủ chi tiết nhằm "vẽ ra một huyền thoại" có liên quan đến sự kiện PT 109[45] và tuyên bố rằng Kennedy đã hiểu cách sử dụng hình ảnh để nâng cao tham vọng tổng thống của mình.[46] Ngay cả tang lễ tổng thống cũng được sắp đặt cẩn thận với giá trị năng suất cao nhằm tạo ra một cảm xúc về "uy quyền đế vương".[47]
Kết quả là người Mỹ có những kỳ vọng không thực tiển từ tổng thống,
người được kỳ vọng "lèo lái nền kinh tế, chế ngự kẻ thù, dẫn dắt thế
giới tự do, an ủi nạn nhân lốc xoáy, làm lành hồn quốc gia và bảo vệ người mượn nợ chống lại những loại tiền phí ẩn hình mà các loại thẻ tín dụng áp đặt."[48]Chi
tiêu thâm thủng Trong suốt 100 năm qua, ít có vị tổng thống nào tinh
thông trong việc kiềm chế mức chi tiêu nằm trong giới hạn. Các tổng
thống hứa hẹn kiểm soát chi tiêu nhưng trên thực tế đã khó kiểm soát nổi
ngân sách.[49]
Mô hình lịch sử dài hạn đối với việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là
có chút ít thặng dư trừ khi quốc gia gặp phải suy soái kinh tế hay chiến
tranh, và mô hình này đã kéo dài cho đến thập niên 1980.[50] Tổng thống Ronald Reagan
đã làm gia tăng thâm thủng chi tiêu rất đáng kể trong lúc quốc gia
không bị khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh, và những thâm thủng ngân
sách này, tính theo phần trăm GDP, tăng lên từ 1,6% năm 1979 đến 4,0% và 6,0% trong phần lớn thập niên 1980[51] mặc dù có một thời gian dài bốn năm có thặng dư, bắt đầu từ năm 1998 trong thời Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống George W. Bush. Sau sự kiện 11 tháng 9, chi tiêu thâm thủng trở lại dưới thời Tổng thống Bush và giữ ở mức độ cao.[51]Năm
2009, văn phòng ngân sách ước tính tổng số nợ liên bang sẽ lên đến $12
ngàn tỉ đô la, trong đó gồm có $565 tỉ đô la tiền lời phải trả, hay 4
phần trăm GDP.[52] Trong 1 thập niên đầu của thế kỷ 21, $632 tỉ đã được thêm vào ngân sách.[53] Năm 2009, theo ước tính, Hoa Kỳ có thể bị bắt buộc mượn nợ gần $9,3 ngàn tỉ trong vòng 10 năm tới.[54] Một người chỉ trích đồng thời cũng là một thượng nghị sĩ cảnh báo rằng điều này "gần như tạo ra một kịch bản mà trong đó quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng phá sản."[54] Năm 2009, Tổng thống Barack Obamathừa kế 1 ngân sách thâm thủng choáng váng lên đến 10% GDP.[51] Mức độ cao những việc làm liên bang được mang đến từ chương trình New Deal của Tổng thống Franklin D. Rooseveltvẫn
được duy trì ở mức độ đều so với sự tăng trưởng dân số và kinh tế. Thí
dụ, năm 1962 có khoảng 13,3 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người trong
khi đó vào năm 2007 chỉ có 8,7 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người,
tổng cộng giảm khoảng 1 triệu việc làm.[55]
Dù vậy, tổng số nhân sự liên bang năm 2007 là 4.127.000 làm việc trong
các cơ quan của chính phủ liên bang. Ngoài ra, con số nhân viên làm việc
cho tiểu bang và chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi kể từ thập niên
1960.[55]
Chi tiêu của chính phủ liên bang từ năm 1940–nayThập niênChi tiêu tính theo % GDPThặng dư (+) hay Thâm thủng (-)?1940 -9,67 Thâm thủng
1950 -0,39 Thâm thủng
1960 -0,79 Thâm thủng
1970 -2,37 Thâm thủng
1980 -3,93 Thâm thủng
1990 -2,16 Thâm thủng
2000 -1,62 Thâm thủng
Ghi chú: Thâm thủng lớn nhất là thời Đệ nhị Thế chiến.
1998–2002 có thặng dư. Để cho ngắn gọn, các con số hàng năm được kết
hợp lại thành con số trung bình cho 10 năm. Nguồn: Sở thống kê Chính phủ
Hoa Kỳ.[50]Quyền
lực đối với lập pháp và ngân sách Một số người chỉ trích tố cáo rằng
các tổng thống đã lấn chiếm nhiều quyền lực quan trọng thuộc lập pháp và
ngân sách mà thông thường phải thuộc về Quốc hội Hoa Kỳ.
Tổng thống kiểm soát một số lượng lớn các cơ quan liên bang đặc trách
việc tạo ra những qui định luật lệ nhưng chỉ có ít sự theo dỏi của quốc
hội. Một người chỉ trích khác tố cáo rằng tổng thống có thể bổ nhiệm một
"đội quân gồm nhiều 'sa hoàng' ảo – những người này hoàn toàn không có
trách nhiệm gì với Quốc hội nhưng được giao phó nhiệm vụ dẫn đầu những
nỗ lực về chính sách lớn của Tòa Bạch Ốc".[56]
Các tổng thống đã bị chỉ trích vì thực hiện những tuyên bố bằng văn thư
để giải thích họ hiểu một đạo luật ra sao hay có kế hoạch gì để thực
thi đạo luật này (signing statements) khi ký các đạo luật quốc hội.
Những người chỉ trích diễn tả hành động này là ngược lại tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ.[57]
Những tuyên bố bằng văn thư như thế "làm lật cán cân quyền lực giữa
Quốc hội và Tòa Bạch Ốc một ít theo chiều có lợi cho ngành hành pháp"[58] và chúng đã được bốn tổng thống trước đây sử dụng.[59][60] Hành vi này bị Hội Luật sư Mỹchỉ trích là bất hợp hiến.[61] Một người chỉ trích là George F. Will
nhận thấy "một ngành hành pháp càng ngày càng phình to ra" và "sự lu mờ
của Quốc hội". Ông cho rằng diễn biến này đã và đang tiếp tục kéo dài
"hàng thập niên"[62] và ông cũng đã chỉ trích "sự lu mờ" của Quốc hội.[62]Lạm
quyền Đôi khi các tổng thống dùng đến các hoạt động ngoài pháp chế và
bất hợp pháp, đặc biệt là trong thời chiến. Tổng thống Abraham Lincoln đã đình chỉ luật bảo hộ giam giữ (habeas corpus) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ;[63] Woodrow Wilson tống giam những phần tử tình nghi là cộng sản mà không đưa ra xét xử trong vụ bố ráp Palmer;[63] và Franklin Roosevelt giam cầm trên một trăm ngàn người Mỹ gốc Nhật trong thời Đệ nhị Thế chiến.[63] Franklin D. Roosevelt sử dụng những nhà điều tra liên bang để nguyên cứu hồ sơ tài chính và thuế của những nhà chính trị đối lập.[64] Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa khủng bố, George W. Bush cho phép nghe lén trên hệ thống điện thoại mà không cần lệnh từ tòa án. Hành động này[65] cũng như việc tra trấn và từ chối quyền pháp lý của những người bị giam giữ đã bị tòa án liên bang phán quyết là vi hiến.[66] Richard Nixon
phạm vô số luật lệ khi yêu cầu một nhóm người đột nhập văn phòng của
một nhà tâm lý học thuộc đảng đối lập cũng như văn phòng của Ủy ban Quốc
gia Đảng Dân chủ Hoa Kỳ rồi tìm cách che dấu sự nhúng tay của Tòa Bạch
Ốc qua việc mua chuộc những nhân chứng trong một sự kiện mà sau đó trở
thành vụ tai tiếng Watergate.[67] Hành động của Nixon theo 1 khía cạnh nào đó đã được Alexis de Tocqueville tiên tri trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1835 có tựa đề là Democracy in America
(Dân chủ tại Mỹ). Tocqueville cho rằng sự việc tổng thống có thể tái cử
là một điều nghiêm trọng đáng quan tâm vì tổng thống ra tái tranh cử sẽ
bị mê ngoặc, không chỉ làm mất tính công bằng của mình mà còn dùng cả
một bộ máy quốc gia đồ sộ để giúp họ tái thắng cử.[68]Phát
động chiến tranh mà không có sự tuyên chiến từ Quốc hội Một số người
chỉ trích tố cáo rằng ngành hành pháp đã lấn quyền tuyên chiến, vốn đã
được Hiến pháp Hoa Kỳ giao phó cho Quốc hội.[69][70][71]
Mặc dù trong lịch sử các tổng thống đã khởi động tiến trình tiến tới
chiến tranh nhưng họ đều xin phép và nhận được lệnh tuyên chiến chính
thức từ Quốc hội Hoa Kỳ trong Chiến tranh 1812, Chiến tranh Mexico–Mỹ, Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Đệ nhất Thế chiến, và Đệ nhị Thế chiến.[72][73]
Tuy nhiên, các tổng thống đã không nhận được lệnh tuyên chiến chính
thức đối với các hành động quân sự khác trong đó có sự việc Tổng thống Theodore Roosevelt đưa quân vào Panama năm 1903,[72] Chiến tranh Triều Tiên,[72] Chiến tranh Việt Nam,[72] các vụ xâm chiếm Grenada[74] và Panama (1990).[75] Tuy nhiên dù không có sự tuyên chiến chính thức từ Quốc hội, tổng thống đã được Quốc hội chấp thuận tiến hành Chiến tranh Iraq lần thứ nhất vào năm 1991[76][77] và Chiến tranh Iraq lần thứ 2 năm 2003[78][79]
Năm 1993, một người chỉ trích viết rằng "Quyền tuyên chiến của Quốc hội
đã trở thành điều khoản bị xem thường rỏ ràng nhất trong Hiến pháp Hoa
Kỳ."[80]Ưu
thế bầu cử của đương kim tổng thống Các đương kim tổng thống tìm cách
tái cử cho nhiệm kỳ 2 đều có lợi thế hơn đối thủ của mình,[81]
và những người chỉ trích tố cáo rằng đều này là không công bằng. Từ năm
1936, trong 13 lần bầu cử tổng thống có đương kim tổng thống ứng cử thì
đã có đến 10 lần đương kim tổng thống thắng cử và đối thủ chỉ thắng có 3
lần (xem bản dưới đây). Các đương kim tổng thống tái tranh cử luôn có
được lợi thế mà đối thủ của họ không có, trong đó phải kể đến quyền lực
dẫn dắt giới truyền thống đưa tin nhiều hơn và gây ảnh hưởng với những
sự kiện cũng như sử dụng nhiều nguồn tài trợ của chính phủ.[82]
Một thông tín viên ghi nhận rằng "gần như tất cả đương kim tổng thống
đều gây quỹ nhiều hơn đối thủ của mình". Điều này đã mang lợi thế hơn
cho những đương kim tổng thống.[83] Ủy ban hành động chính trị trao phần lớn số tiền của họ cho các đương kim tổng thống vì họ là những người dễ thắng cử hơn.[84]
Một nhà dự báo chính trị cho rằng nên cộng thêm 5 phần trăm số điểm vào
trong kết quả tái cử khả dĩ của một đương kim tổng thống cho dù các
tình huống như sự phát triển kinh tế và lạm phát có thể làm ảnh hưởng
đến kết quả bầu cử.[85][86]
Các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1936 có đương kim tổng thốngNămỨng
viênPhiếu bầuỨng viênPhiếu bầuThắng cửGhi chú1936 Roosevelt 523 Landon 8
Đương kim [87]
1940 Roosevelt 449 Willkie 82 Đương kim [88]
1944 Roosevelt 432 Dewey 99 Đương kim [88]
1948 Truman 303 Dewey 189 Đương kim [88]
1956 Eisenhower 457 Stevenson 73 Đương kim [88]
1964 Johnson 486 Goldwater 52 Đương kim [88]
1972 Nixon 520 McGovern 17 Đương kim [88]
1976 Carter 297 Ford 240 Đối thủ [88]
1980 Reagan 489 Carter 49 Đối thủ [88]
1984 Reagan 525 Mondale 13 Đương kim [88]
1992 Clinton 370 GHW Bush 168 Đối thủ [88]
1996 Clinton 379 Dole 159 Đương kim [88]
2004 GW Bush 286 Kerry 252 Đương kim [89]
Ghi chú: các cuộc bầu cử không có sự tham dự của ứng cử viên đương kim
tổng thống cũng như các cuộc bầu cử có các ứng cử viên thuộc đảng thứ 3
đều không được đưa vào danh sách này. Số phiếu được ghi trên danh sách
là số phiếu đại cử tri đoàn.Lạm dụng quyền ân xá Các tổng thống đã bị chỉ trích vì lạm dụng quyền lực này. Thí dụ, Gerald Ford đã ân xá người đã từng chọn mình làm phó tổng thống trước đó, Richard Nixon; Quyết định của Tổng thống Ford đã bị chỉ trích như là 1 hành động lạm dụng quyền ân xá.[90] Các tổng thống cũng bị chỉ trích vì những quyết định ân xá khá. George H W Bush ân xá cho một viên chức bị tình nghi dấu diếm các tài liệu có liên quan đến vụ tai tiếng Iran-Contra.[91] Bill Clinton đề xuất 140 lệnh ân xá trong những ngày cuối cùng còn tại chức,[92] ân xá cho những người đào phạm[92] và những người đóng góp qũy vận động tranh cử nổi tiếng.[92] George W Bush giảm án cho một nhân viên văn phòng bị truy tố vì che dấu sự dính líu của chính phủ trong vụ Valerie Plame Wilson.[93][94]Điều
hành chính sách ngoại giao Vì không có bắt buộc là các ứng cử viên tổng
thống phải tinh thông về ngoại giao, quân sự hay chính sách ngoại
giaose và vì các tổng thống tự điều hành các chính sách ngoại giao nên
chất lượng tạo ra quyết định khá khác nhau từ tổng thống này đến tổng
thống khác. Nhiều đánh giá được các nhà chuyên môn về chính sách ngoại
giao lập thành danh sách gồm những thành công và thất bại trong nữa thế
kỷ trước. Những thành công quan trọng trong nữa thế kỷ trước gồm có việc
Liên Xô sụp đổ và tránh để xãy ra Đệ tam Thế chiến[95] cũng như việc xử lý cuộcKhủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.[96] Nhưng vô số quyết định của tổng thống đã bị chỉ trích trong đó có vụ xâm nhập Vịnh con lợn tại Cuba,[97] những chọn lựa quân sự đặc biệt,[98] trao đổi vũ khí để lấy con tin với Iran,[99] và những quyết định khởi động chiến tranh.[99][100][101] Việc chiếm đóng theo sau Chiến tranh Iraq bị chỉ trích là "không có kế hoạch một cách thê thảm" và toàn bộ chiến lược với Iraq bị gọi là một "việc tự đánh bại mình và làm cho đồng minh xa lánh"[102] Một người chỉ trích nhận thấy rằng có một chiều hướng "quân sự hóa chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ."[103] Các tổng thống bị tố cáo là ủng hộ những nhà độc tài như quốc vương của Iran,[104] Pervez Musharraf của Pakistan,[105] và Ferdinand Marcos của Philippines.[106]Toàn bộ chiến lược có liên quan đến Trung Đông bị chỉ trích[107] cũng như việc xử lý vấn đề Bắc Hàn[107] và Iran.[108] Những người chỉ trích đã tố cáo rằng nền chính trị lưởng đảng đã can thiệp vào chính sách ngoại giao.[109]
Địa vị
Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức chính trị cao nhất tại Hoa Kỳ xét về mặt
ảnh hưởng và công nhận. Vì địa vị của Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường
duy nhất còn lại trên thế giới nên Tổng thống Hoa Kỳ thường được xem là
cá nhân quyền lực nhất trên thế giới[110] và được gọi theo thông lệ là Nhà lãnh đạo của Thế giới Tự do.
Dưới Đây Là Danh Sách Và Tiểu Sử và Công Nghiệp Của 44 Đời Tổng Thống Hoa Kỳ
2. John Adams
4. JamesMadison
5. James Monroe
10. John Tyler
11. James K.Polk
12. ZacharyTaylor
13. MillardFillmore
14. FranklinPierce
15. JamesBuchanan
16. AbrahamLincoln
17. AndrewJohnson
18. Ulysses S.Grant
20. JamesGarfield
21. Chester A.Arthur
22. GroverCleveland
23. BenjaminHarrison
24. GroverCleveland
(tái nhiệm)
(tái nhiệm)
25. William McKinley
27. William H.Taft
28. WoodrowWilson
29. Warren G.Harding
30. CalvinCoolidge
31. HerbertHoover
33. Harry S.Truman
35. John F.Kennedy
36. Lyndon B.Johnson
37. RichardNixon
38. Gerald Ford
39. Jimmy Carter
40. RonaldReagan
41. George H. W.Bush
42. Bill Clinton
43. George W.Bush
44. Barack Obama
No comments :
Post a Comment