Nguyễn Thu Trâm -Vừa qua, một số tờ báo
lề đảng lên tiếng phản bác việc các dân biểu Hoa Kỳ đề cử Bác Sỹ Nguyễn Đan Quế,
một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam cho giải Nobel Hòa Binh 2012. Để bắt đầu
phản hồi cho bài báo đó chúng tôi xin được trích dẫn lại phần đầu của bài báo: “Hai vị dân biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly và Jim
Moran vừa làm một việc hết sức sai trái khi đề cử Nguyễn Đan Quế - kẻ
chống đối chính quyền nhân dân hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh vào danh sách
xét trao giải Nobel Hòa bình năm 2012. Như chỉ chờ có thế, những phần tử phản động
người Việt lưu vong tỏ ra phấn khích và ra sức tô vẽ, tung hô kẻ từng được
phương Tây gán cho những hỗn danh “ngọn cờ đấu tranh cho dân chủ”; “nhân vật bất
đồng chính kiến”
Đây
thực chất là một hành động lố bịch, mù quáng; trò kích động, đánh bóng vụng về
của hai vị dân biểu Mỹ Gerry Connolly và Jim Moran! Bản “thành tích bất hảo” của Nguyễn
Đan Quế đã cho thấy rất rõ điều đó.”
Và xin trích dẫn thêm một
đoạn khác trên báo công an thành phố: dưới tiêu đề: Đề Cử Nguyễn Đan Quế Giải
Noble Hòa Bình 2012: Một
Hành Động Chính Trị Sai Trái, nhà báo Hà
Trình viết: “(CATP) Ngày 19-7-2012, đài VOA tiếng Việt loan tin
hai dân biểu Mỹ Gerry Connolly và Jim Moran, vừa gửi thư tới Chủ tịch Ủy ban giải
Nobel Hòa Bình đề cử ứng viên giải Nobel Hòa Bình 2012 cho Nguyễn Đan Quế, một
kẻ chống đối chính quyền đang sống ở TPHCM, mà báo chí phương Tây gán cho hỗn
danh “nhân vật bất đồng chính kiến” ở Việt Nam.
Theo dân biểu Connolly, hơn 30 năm qua Nguyễn Đan Quế “tranh đấu không mệt mỏi cho nhân quyền ở Việt Nam”. Ông Connolly xiên xẹo rằng, “tinh thần cống hiến vì nhân quyền của Nguyễn Đan Quế là biểu hiện lý tưởng của giải Nobel Hòa bình”. Dân biểu Moran thì lươn lẹo rằng “cảm thấy vinh dự được đề cử Nguyễn Đan Quế”... Trước đó, tổ chức “Asia America Initiavete” ở Mỹ, cũng phối hợp hành động đề cử Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa bình 2012.”
Theo dân biểu Connolly, hơn 30 năm qua Nguyễn Đan Quế “tranh đấu không mệt mỏi cho nhân quyền ở Việt Nam”. Ông Connolly xiên xẹo rằng, “tinh thần cống hiến vì nhân quyền của Nguyễn Đan Quế là biểu hiện lý tưởng của giải Nobel Hòa bình”. Dân biểu Moran thì lươn lẹo rằng “cảm thấy vinh dự được đề cử Nguyễn Đan Quế”... Trước đó, tổ chức “Asia America Initiavete” ở Mỹ, cũng phối hợp hành động đề cử Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa bình 2012.”
Thực tình tôi không cảm
thấy phẫn nộ khi đọc những bài viết này, mà chỉ thấy buồn, thấy đau cho dân tộc
Việt, bởi vẫn còn những kẻ văn nô, bồi bút như Kim
Thanh, Hà
Trình là những tác giả của các bài báo
này, đó là những kẻ chỉ biết cúi đầu, bẻ cong ngòi bút để viết ra những gì đảng đã chỉ đạo, theo
chủ trương đường lối của bác và đảng đã vạch ra, chứ không được phép tư duy độc
lập, không được viết lách theo thực tế khách quan, như thế này thì chắc chắn là
dân Việt còn lầm than, còn tối tăm u mê dài lâu hơn nữa.
Trước hết, xin được trở
lại đôi nét chính với giải Nobel Hòa Bình hầu chúng ta có thể thấy rỏ được khôi
nguyên của giải Nobel Hòa bình phải thỏa mãn những tiêu chí nào, qua đó đễ dễ
dàng nhận thấy không chỉ cộng sản Việt Nam, mà cả cộng sản Trung Quốc và các nước
cộng sản khác cũng như các nước theo chế
độ độc tài quân phiệt cũng sẽ cực lực phản đối Ủy Ban Trao Giải Nobel Hòa
Bình, khi họ chọn, trao gải Nobel Hòa Bình cho một trong những công dân của những
nước theo thể chế cộng sản độc tài kể trên:
Giải Nobel Hòa bình là
một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải
Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred
Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to
lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc
hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị
hòa bình". Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này trong
di chúc như một cách đền bù cho các chất nổ phát minh của ông vốn được sử dụng
rộng rãi trong chiến tranh như dynamit hay ballistite. Thực tế thì ngoại trừ
ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong chiến tranh
khi ông còn sống.
Giải Nobel Hòa bình được
trao hàng năm vào ngày 10
tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần
lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định,
thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra.
Chủ tịch hiện tại của ủy ban này, tiến sĩ Ole Danbolt Mjøs cũng
là một người từng được trao Giải Nobel Hòa bình. Sở dĩ có sự khác biệt này là
vì vào thời điểm Alfred Nobel viết di chúc, Thụy Điển và Na Uy gần như là một
liên bang trong đó Chính phủ Thụy Điển chịu trách nhiệm lĩnh vực đối ngoại còn
Quốc hội Na Uy chịu trách nhiệm lĩnh vực đối nội. Alfred Nobel chưa bao giờ giải
thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nước chịu trách nhiệm xét giải Nobel
Hòa bình chứ không phải Thụy Điển, nhiều người cho rằng có lẽ Nobel muốn loại
trừ việc các chính phủ nước ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hòa bình, vì vậy
ông đã chọn Quốc hội Na Uy, vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại.
Hàng năm Ủy ban Giải
Nobel Na Uy tiếp nhận các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình từ các cá nhân đủ tiêu
chuẩn, những người từng được nhận giải, thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, giáo sư đại
học (của một số chuyên ngành nhất định), các thẩm phán quốc tế và cuối cùng là
các cố vấn đặc biệt của Ủy ban. Có năm số lượng đề cử từ các nguồn này lên tới
khoảng 199 cá nhân hoặc tổ chức. Những cá nhân và tổ chức được đề cử cho Giải
Nobel Hòa bình có thể được biết về việc mình được đề cử, tuy nhiên điều này
không được quy ước cụ thể. Hiện nay dữ liệu về các đề cử cho Giải Nobel Hòa
bình từ năm 1901 đến
năm 1951 đã
được công khai. Nhờ đó người ta mới được biết rằng Adolf
Hitler cũng từng được đề cử giải thưởng về hòa bình này năm 1939, trong số những
người được đề cử còn có cả Benito
Mussolini.
Giải Nobel Hòa bình là
hạng mục gây nhiều tranh cãi nhất trong hệ thống Giải Nobel. Nhược điểm lớn nhất
của việc xét trao Giải Nobel Hòa bình có lẽ là việc đánh giá tiêu chuẩn của các
ứng cử viên. Nếu như ở các giải Nobel khác như Giải Nobel Văn học hay các giải Nobel về
khoa học, các ứng cử viên thường chỉ được xét giải sau hai hoặc ba thập kỉ những
đóng góp của họ ra đời, thì đóng góp của các ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa
bình thường chỉ xét ngay trong năm đó hoặc trong khoảng thời gian ngắn xung
quanh thời gian xét giải, phụ thuộc vào những diễn biến chính trị của đóng góp.
Vì vậy đã có nhiều trường hợp sau khi được trao Giải Nobel Hòa bình, cá nhân hoặc
tổ chức nhận giải lại tham gia vào việc phát động các cuộc chiến tranh hoặc chạy
đua vũ trang, đi ngược lại với tiêu chí giải thưởng. Đó là trường hợp của Theodore Roosevelt, tổng thống Mỹ, được trao giải
năm 1906, sau
khi được trao giải đã mở rộng không ngừng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và dùng vũ lực đàn áp đẫm máu
các cuộc nổi dậy của người dân Philippines chống
lại quân đội chiếm đóng Mỹ. Một trường hợp khác là Shimon
Peres, được trao giải năm 1994, lại được coi là một trong những nhân vật "diều
hâu" nhất của chính trường Israel và là người ủng hộ tích cực việc sử dụng vũ lực
đàn áp người Palestine.
Ủy ban Giải Nobel Na Uy
còn bị chỉ trích vì đã bỏ qua nhiều nhân vật chính trị nổi tiếng đã có những
đóng góp lớn cho hòa bình thế giới, đó là Mahatma
Gandhi, Steve Biko hay César Chávez. Trong đó trường hợp
của lãnh tụ Ấn Độ Gandhi đã gây tranh cãi không chỉ trong dư luận mà còn trong
chính nội bộ Ủy ban. Mặc dù đã được đề cử rất nhiều lần vào các năm 1937, 1938,
1939, 1947 và chỉ vài tháng trước khi ông bị ám sát năm 1948, Mahatma Gandhi đã
không bao giờ được trao giải. Ủy ban Giải Nobel sau này đã rất lấy làm tiếc vì
sự bỏ qua này, và khi Đăng-châu Gia-mục-thố được trao Giải
Nobel Hòa bình năm 1989,
chủ tịch Ủy ban đã nói rằng một trong những lí do trao giải cho vị Đạt-lại Lạt-ma là để tưởng nhớ tới Mahatma
Gandhi.
Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình 1991 Aung San Suu Kyi |
Khôi Nguyên Hòa Bình 2010 Lưu Hiểu Ba |
Từ năm 1901 cho đến nay
đã có 118
cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới đã từng được chọn trao giải, và gần
đây nhất, bà Aung San Suu Kyi, một nhà hoạt động nhân quyền dân chủ người Miến
Điện được chọn trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1991. Và gần đây nhất, vào năm
2010 nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba cũng được trao giải Nobel Hòa bình, mà
theo thông tin từ Oslo, tại lễ trao giải trong ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 12
năm 2010, có 19 quốc gia không tham dự, trên tổng số 194 các quốc gia toàn thế
giới, là: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Colombia, Tunisia, Ả Rập Saudi,
Pakistan, Serbia, Iraq, Iran, Việt Nam, Afghanistan, Venezuela, Philippines, Ai
Cập, Sudan, Ukraine, Cuba và Morocco. Trong buổi lễ trao giải sáng 10/12/2010 tại
Oslo, do ông Lưu Hiểu Ba vẫn bị giam và thân nhân của ông bị quản thúc hoặc
công an giám sát nên ban tổ chức đã chọn một động thái biểu tượng. Trước chiếc
ghế trống, chủ tịch ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland nhắc lại rằng: "Ông
Lưu Hiểu Ba không làm điều gì sai trái. Ông chỉ hành xử quyền công dân của mình
mà thôi". Chủ tịch Ủy ban kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho khôi nguyên
Nobel hòa bình 2010 và đặt bằng chứng nhận và huy chương Nobel Hòa bình lên chiếc
ghế để trống.
Chủ tịch Ủy ban Nobel, ông Jagland nhấn mạnh giải thưởng không phải là hành động chống Trung Quốc. “Giải thưởng này ca ngợi người dân Trung Quốc,” “Đây không phải là hành động phản đối, đây là tín hiệu cho Trung Quốc thấy rằng trong tương lai, phát triển kinh tế cần đi đôi với cải tổ chính trị, hậu thuẫn những người tranh đấu cho nhân quyền.”
Chủ tịch Ủy ban Nobel, ông Jagland nhấn mạnh giải thưởng không phải là hành động chống Trung Quốc. “Giải thưởng này ca ngợi người dân Trung Quốc,” “Đây không phải là hành động phản đối, đây là tín hiệu cho Trung Quốc thấy rằng trong tương lai, phát triển kinh tế cần đi đôi với cải tổ chính trị, hậu thuẫn những người tranh đấu cho nhân quyền.”
“Giải thưởng Nobel Hòa
bình thuộc về giá trị nhân quyền phổ quát, không phải là tiêu chuẩn của Tây
phương.”
Ông Jagland nói tất cả
thành viên của LHQ đều ký tên vào Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và họ
phải có “nghĩa vụ tôn trọng tài liệu này.”
Ông nói ghế dành cho
ông Liu tại buổi lễ trao giải sẽ không có người ngồi, đó chính là biểu tượng
cho thấy “giải thưởng này cần thiết đến mức nào.”
Xét về tôn chỉ và mục
đích hành động của bác Sỹ Nguyễn Đan Quế thì cũng hoàn toàn giống với tôn chỉ
và mục đích của bà Aung San Suu Kyi và của ông Lưu Hiểu Ba, nghĩa là “Bác Sỹ
Nguyễn Đan Quế cũng không làm điều gì sai trái. Ông chỉ hành xử quyền công dân
của mình mà thôi". Cho nên nhà cầm quyền CSVN và các nhà báo bồi bút Việt
Nam cũng phải hiểu được rằng “giải thưởng không phải là hành động chống Việt
Nam. “Giải thưởng này ca ngợi người dân Việt Nam,” “Đây không phải là hành động
phản đối, đây là tín hiệu cho Việt Nam thấy rằng trong tương lai, phát triển
kinh tế cần đi đôi với cải tổ chính trị, hậu thuẫn những người tranh đấu cho
nhân quyền.”. Do vậy, thay vì chỉ trích, đảng và nhà nước CSVN, các báo chí lề
đảng phải bày tỏ lòng biết ơn đối với hai dân biểu Mỹ Gerry Connolly và Jim
Moran bởi họ đã đề cử bác Sỹ Nguyễn Đan Quế, một người Việt Nam cho giải Nobel
Hòa Bình năm 2012 chính là một hành động tôn vinh người Việt Nam vậy.
Còn nhớ vào năm 1973,
Lê Đức Thọ đã được đề cử giải Nobel Hòa bình bởi ông là đồng tác giả của Hiệp Định
Paris về chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam, nhưng thực sự
nền hòa bình ở Việt Nam có được tái lập không? Hiệp Định Paris có được cộng sản Bắc
Việt nghiêm chỉnh thi hành không? Hay chính Lê Đức Thọ với vai trò của một Phó
bí thư Trung ương Cục miền Nam, ông đã chỉ huy bộ
đội Bắc Việt đánh chiếm Miền nam, gây ra cái chết của hàng triệu dân lành, cũng
như hàng trăm ngàn thanh niên của cả hai miền Nam-Bắc, đó là chưa kể đến giai
đoạn cải cách ruộng đất, cùng với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh,
Lê ĐứcThọ cũng là thủ phạm chính của các cuộc đấu tố địa chủ gây ra cái chết
oan khuất của 300.000 nông dân bắc bộ. Vậy, chúng tôi xin đặt vấn đề để quý độc
giả so sánh Bác Sỹ Nguyễn Đan Quế và Lê Đức Thọ để xem ai là tội đồ của dân tộc
bán nước hại dân, và ai xứng đáng được để cử giải Nobel Hòa Bình?
Nhiều người giữ thái độ
im lặng trước cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN cũng như trước luận điệu xuyên
tạc, bôi nhọ của các nhà báo quốc doanh, bồi bút của Việt Nam, chỉ đơn giản là
vì họ nghĩ rằng tranh cãi với những văn nô, bồi bút chi bằng tranh cải với
chính cái đầu gối của mình. Riêng tôi, xin một lần được phản biện, cũng xuất
phát tinh thần dân tộc, bởi tôi nghĩ rằng sự u mê tăm tối của một người, một
nhóm người, không phải không ảnh hưởng sự phát triển chung của cả giống nòi Lạc Việt.
No comments :
Post a Comment