Nguyễn Thu Trâm - Trong mấy
tháng gần đây báo giới quốc tế quan tâm đặc biệt đến tình trạng kinh tế Việt
Nam, nhất là sau sự kiện “Bầu Kiên” bị bắt vào đêm tối 20 tháng 8 và tiếp theo
là vụ bắt giữ Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Lý Xuân Hải vào
ngày 24 tháng 8. Mọi việc trở nên nóng hơn khi cơ quan an ninh điều tra bộ công
an ra quyết định điều tra và khởi tố bà Huỳnh Thị Huyền Như, người đã bị bắt
trước đó từ tháng 10 năm 2011 với tội danh lừa đảo gây thất thoát 4,600 tỷ đồng
và chiếm đoạt số tiến 718,908 tỷ đồng từ Ngân Hàng ACB. Cùng thời gian này, lệnh
khởi tố, điều tra cũng được thực hiện với các phó chủ tịch Ngân Hàng ACB Lê Vũ
Kỳ, Trinh Kim quang, Phạm Trung Cang cùng chủ tịch Ngân Hàng ACB Trần Xuân Giá.
Sở dĩ
chúng tôi phải đề cập chi tiết về các cá nhân bị khởi tố trong các vụ án nói
trên, bởi các báo chí nước ngoài khi đề cập đến tình trạng kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn này, như tờ New York Times, đã lần đầu tiên đưa ra một khái niệm
mới đó là “Chủ Nghĩa Tư Bản Bè Phái” – Crony Capitalism. Đây là một thực thể của
Chủ Nghĩa Tư Bản Đỏ.
Cũng như
sự xuất hiện và hình thành của Chủ Nghĩa Tư Bản vào cuối thê kỷ 17 đầu thế kỷ
18, không theo một lý thuyết nào xây dựng mà chỉ chỉ là sự hình thành theo một
quy luật tự nhiên của một hình thái kinh tế chính trị tương thích với sự phát
triển của nền khoa học và kỹ thuật kéo theo sự ra đời hàng loạt của các máy
móc, công cụ tiết kiệm sức lao động (Labor saving device), thì sự ra đời của Chủ
Nghĩa Tư Bản Đỏ cũng không theo bất cứ một lý luận nào, mà chỉ hình thành một
cách tự nhiên khi nền kinh tế tập trung Xã Hội Chủ Nghĩa bị bế tắt và phá sản,
các lãnh đạo của cộng sản bắt đầu chính sách đổi mới, bằng cách lùi về quá khứ
với nền kinh tế Tiền Xã Hội Chủ Nghĩa, tức là trở lại với hình thái kinh tế Tư
Bản Chủ Nghĩa mà họ gọi là “Đổi Mới” hay “Sửa Sai” với chính sách “Sai Đâu Sửa
Đó” “Sai Đó Sửa Đâu”, “Sửa Đâu Sai Đó” bởi các lãnh đạo cộng sản Việt Nam phần
nhiều được trưởng thành từ bưng biền rừng núi nên hiểu biết rất hạn chế về những
quy luật của nền Kinh Tế Thị Trường của Chủ Nghĩa Tư Bản, ngay cả những người
có học hàm học vị, từng được đào tào ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đong Âu về nền
kinh tế Kế Hoạch Xã Hội Chủ Nghĩa, thì kiến thức về Kinh Tế Tư Bản cùng què quặc
quặc do bị bóp méo bởi tất cả những gì họ được học, được trang bị về Chủ Nghĩa
Tư Bản là những lý thuyết của Karl Marx được trình bày trong cuốn TƯ BẢN LUẬN –
Das Kapital. Được soạn thảo trong thời gian Karl Marx đang sống lưu vong tại
Anh Quốc từ năm 1849 đến năm 1883 trong
cảnh túng nghèo đói khát, đến nỗi 2 trong số 6 người con của Karl Marx đã phải
chết yểu vì bệnh tật mà không có tiền thuốc thang, hai người khác thì tự sát vì
đời sống quá ư đói khổ và tăm tối. Bản thân Karl Marx thì đói khát thường
xuyên, bởi nguồn sống chính là những khoản tiền rất ít ỏi do một người bạn hào
hiệp là Friedrich Engels bòn rút từ gia đình để trợ giúp. Và thời gian viết cuốn
Tư Bản Luận là thời gian Karl Marx điên rực rỡ nhất, tuy vậy Tư Bản Luận cuối cùng cũng được hoàn thành vào
năm 1866, được gởi về Hamburg để phát hành bằng Tiếng Đức vào năm 1867, và bản
Tiếng Anh đầu tiên được phát hành vào năm 1886. Dù là nguyên bản Tiếng Đức, bản
dịch sang Tiếng Anh hay Tiếng Việt thì giá trị của cuốn TƯ BẢN LUẬN cũng không
thể sánh được với những tập thơ của Thi Sỹ Bùi Giáng cũng sáng tác trong khoảng thời gian nhà thơ điên rực rỡ: Vì vậy mà khi
quay trở lại với nền kinh tế thị trường thì họ lúng túng. Đây là trường hợp điển
hình của ông Trần Xuân Giá, một tiến sỹ Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa, một giáo sư đại
Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, tốt nghiệp tốt nghiệp Cử nhân kinh tế năm 1966 ở Đại học kinh tế quốc dân
Plekhanob (Moscow) và lấy bằng Tiến sĩ kinh tế năm 1975 cũng tại Đại học kinh tế
quốc dân Plekhanob, từng là phó chủ nhiệm ủy ban vật giá nhà nước, từng là Bộ
Trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư vậy mà khi làm chủ tịch một ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần thì phải xộ khám, qua đây độc giả có thể đoán định được kiến thức mà các
nhà kinh tế học Xã Hội Chủ Nghĩa đã lĩnh hội được từ thánh tổ Karl Marx là uyên
thâm đến mức nào.
Cũng cần
biết rằng, Trần Xuân Giá bị khởi tố do đã ký quyết định với tư cách là Chủ tich
Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng ACB, ông Trần Xuân Giá đã chủ trương ủy thác
cho nhân viên đem tiền VNĐ và USD gửi vào 29 ngân hàng khác nhau để hưởng lãi
suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trong đó,
hơn 718 tỷ đồng của ACB gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM
để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 – 8 phần trăm năm. Toàn bộ số
tiền đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Cơ Quan Điều
Tra đánh giá, việc làm của các thành viên thường trực Hội Đồng Quản Trị ACB là trái
với quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng và thông tư hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước, trong Luật Doanh Nghiệp Việt Nam, trực tiếp gây thiệt hại
cho ACB hàng trăm tỷ đồng. Điều đáng
nói ở đây là Trần Xuân Giá cũng chính là cha đẻ của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam,
là xương sống của “Nền Kinh Tế Thị trường Theo Định Hướng XHCN Việt Nam”, mà theo
bộc bạch của Trần Xuân Giá với báo giới thì: “Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh
nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng
nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện. Trước
năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn
là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật
không cấm”. Là người vừa thổi còi, vừa đá bóng, những nhà tư bản đỏ vừa nắm quyền
lập pháp vừa nắm quyền hành pháp, ở một phạm vi nhỏ hơn, họ là người vừa soạn
thảo “Luật Doanh Nghiệp”, vừa là người khai thác những kẻ hở của hệ thống luật
đó, nhờ vậy mà từ những người tài sản chỉ là 1 chiếc quần nylon dầu, một chiếc khăn
rằng, một cây súng AK, họa hoằn lắm mới có người có thêm một chiếc “đài bán dẫn”,
mà quý phải nhất là loại radio National 8 Bands, 8 Transitors rồi chỉ một
thoáng, họ trở thành những ông “bầu”, những đại gia với tài sản từ hàng trăm
triệu đến hàng trăm tỷ Mỹ Kim. Để công việc được dễ dàng thăng tiến, họ bắt đầu
lập bè kéo cánh thành lập các tập đoàn kinh tế, các công ty thương mại cổ phần
mà các cổ đông bao gồm cả các quan chức chính phủ, mà khởi đầu là từ việc tặng
quà biếu xén, để mua chuộc tiếp theo là mời tham gia cổ đông những không cần
góp vốn mà chỉ cần “góp” quyền lực. Dần dần, trong xã hội xuất hiện càng ngày
càng nhiều những hệ thống doanh nghiệp có những mối quan hệ mang tính cấu kết với
quan chức trong hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước, tất nhiên đôi bên cùng có lợi:
Phía doanh nghiệp lợi dụng tên tuổi quyền lực của quan chức để lủng đoạn kinh tế,
bao gồm cả việc chèn ép các doanh nghiệp cô thế, trấn cướp bất động sản của dân
chúng thong qua việc quy hoạch đất đai để mở mang đô thị, để xây dựng các khu
công nghiệp, khu chế xuất phục vụ nền kinh tế vĩ mô, nhưng thực chất là một kiểu
kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp với siêu lợi tức mà không có rủi ro.
Phía quan chức thì cũng thu được nguồn siêu thu nhập mà không cần đầu tư, chỉ cần
“cho cáo mượn oai hùm”. Trường hợp ông Trần Xuân Giá, có thể được xem là tiểu
biểu nhất cho ý niệm Tư Bản Bè Phái: Từ một Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu từ từ
năm 1996 đến năm 2001 và cũng là đại biểu Quốc hội khóa X -1997 -2002. đến trưởng
ban Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và
hành chính và chỉ 1 tháng sau khi nhận quyết định về hưu ông làm được “mời” làm
Cố vấn Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Á Châu từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008 và Chủ tịch Hội Đồng Quản
Trị Ngân hàng Á Châu từ năm 2008 cho đến
tháng 9 năm 2012, ông chỉ từ nhiệm sau khi “bầu Kiên” bị bắt. Tất nhiên hệ lụy
mà “Chủ Nghĩa Tư Bản Bè Phái” gây ra cho xã hội là không nhỏ:
Trước hết,
nó ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn nhân sự một cách hiệu quả của nền kinh tế:
Các quan chức cấu kết với các doanh nhân sẽ “đẻ” ra các chính sách và quyết định
chính trị liên quan đến việc phân bổ nguồn lực có lợi cho bè phái của họ trong
giới làm ăn. Thí dụ, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, trợ giá, lãi suất, kích cầu…
có lợi cho một số doanh nghiệp nhất định. Sự ban phát các lợi ích này không phải
miễn phí mà nó là kết quả của quan hệ “bè phái” dựa trên lợi ích. Quan chức của
chính phủ thì tìm kiếm lợi ích dưới các dạng như tiền hối lộ, các đóng góp vào
các quỹ tranh cử... Còn giới doanh nghiệp thì tìm cách kiếm lợi bất chính dưới
bóng của bè phái trong bộ máy chính quyền.
Thứ hai, các quan hệ “bè phái” giữa quan chức và doanh nhân sẽ phá hỏng chức năng của nhà nước với tư cách là cơ quan giám sát và điều tiết các hoạt động của thị trường, thí dụ như việc giám sát các tiêu chuẩn liên quan đến việc đóng thuế, tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, các quy định về sử dụng và đối xử với người lao động… Lý do là các “bè phái” trong hệ thống chính quyền bị các “bè phái” trong hệ thống doanh nghiệp bỏ túi, vô hiệu hoá, há miệng mắc quai. Việc này đến lượt nó lại tạo ra một môi trường kinh doanh không dựa trên pháp luật, hoặc nói đúng hơn, pháp luật chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc “cô thế” không có các bè phái trong hệ thống quyền lực nhà nước hỗ trợ.
Mức
độ nghiêm trọng của “chủ nghĩa tư bản bè phái” như thế nào thì đã quá rỏ qua các
hoạt động của hệ thống ngân hàng, của thị trường chứng khoáng, thị trường bất động
sản, và cả những giao dịch vàng và dollar Mỹ trong thời gian những tháng gần
đây.
Cũng do
Chủ Nghĩa Tư Bản Bè Phái mà năm 2009 bà Hai Tâm, chị ruột của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã chê khoản tiền hơn 10 triệu USD tiền đền bù của nhà nước để thu hồi
185 Hecta đất vườn cao su của bà ta ở Bến Cát, Bình Dương. Một mức đền bù khủng:
1 tỷ đồng cho mỗi hecta đất vườn cao su! Thế nhưng bà Hai Tâm cùng chồng đã
cương quyết chống lại lệnh cưỡng chế.
Cũng do
Chủ Nghĩa Tư Bản Bè Phái mà năm 2012 nông dân Văn Giang Hưng Yên, cũng liều
mình giữ đất khi ái nữ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, chủ
tịch Hội Đồng Quản Trị Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động
sản Bản Việt, chỉ đền bù mức giá 133.333 đồng trên mỗi mét vuông đất thu hồi để
xây dựng khu dân cư sinh thái EcoPark, trong khi thực giá của khu đất trên là
60.000.000 đồng mỗi mét vuông.
Mẹ Việt
Nam yêu dấu ơi! Bao giờ……
Ngày 08
tháng 10 năm 2012
No comments :
Post a Comment