Monday, February 3, 2014

NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VIỆT NAM PHẢI TRỐN RA NƯỚC NGOÀI VỚI SỰ TRẤN ÁP CỦA NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT CỘNG

Dustin Roasa and Thu Tram
Hai nhà bất đồng chính kiến Việt Nam đã trốn ra khỏi nước vì sự hăm dọa sẽ bị bỏ tù hoặc tệ hơn thế nữa sau khi họ hợp tác với báo Guardian về một bài báo nhấn mạnh đến việc trấn áp người bất đồng chính kiến đang gia tăng ở Việt Nam.

Thêm vào đó, nhà báo hành nghề tự do người viết bài tường thuật này, ông Dustin Roasa đã bị bắt khi ông cố trở lại Việt Nam gần đây và bị giam qua đêm ở phi trường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh trước khi ông bị đưa lên phi cơ buộc rời Việt Nam ngày sau đó. “Ông không được vào Việt Nam vì lý do an ninh,” người ta nói với ông Roasa.

Bài báo trên được đăng hôm tháng Một cho thấy hằng chục người hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bị theo dõi, bị sách nhiễu, bị bắt bớ, đánh đập và bỏ tù như thế nào khi họ thách đố quyền lực của đảng Cộng sản. Hai nhà bất đồng chính kiến trong trường hợp này, chị Nguyễn Thu Trâm và anh Nguyễn Ngọc Quang, bị bị cưỡng bách phải trốn khỏi Việt Nam vì sự hăm dọa sẽ bị bỏ tù và hiện đang sống bấp bênh như người tị nạn, tất cả cũng chỉ vì dám tiếp xúc và trao đổi với một phóng viên ngoại quốc.

Ông Roasa đã thu xếp một loạt các buổi họp mặt trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày của ông hôm tháng Một. Buổi hẹn của ông và Nguyễn Thu Trâm ở một quán cà-phê xảy ra êm thắm.

Nhưng khi chị Nguyễn Thu Trâm về nhà mẹ chồng, thì chị thấy công an đang ngồi chờ chị ở đó. Công an lui lại nhiều lần trong ngày đó để hỏi chị về chuyện gặp gỡ với ông Roasa. Ngày hôm sau, chị dọn đến một nhà thờ để bảo vệ gia đình chị, nhưng nhà cầm quyền lại tìm ra chị ở đó. Một nhóm công an xuất hiện ở nhà thờ, dùng dùi cui đánh vào đầu người phụ nữ cai quản nhà thờ cho đến lúc người này toé máu ngã gục xuống, và hăm dọa bắt chị Nguyễn Thu Trâm.

Công an đang cấm phóng viên người ngoại quốc tác nghiệp tại phiên tòa đang xử các nhà bất đồng chính kiến


“Tôi biết là tôi không thể ở lại Việt Nam, vì không an toàn cho tôi,” chị nói. “Tôi không có sự chọn lựa nào khác. Tôi phải đi.” Nhà cầm quyền bắt đầu sách nhiễu, làm khó dễ thân nhân của chị, mẹ và người em gái út của chị cũng đã quyết định là rời Việt Nam, mặc dù họ không liên quan gì đến những hoạt động chính trị.

Phóng viên Roasa nói khi ông về lại khách sạn, ông được một nhân viên tiếp tân kéo ra một bên. Người này nói với ông Roasa là công an đã đến đây hỏi về ông. “Chắc là ông đã làm những điều gì đó rất xấu,” cô tiếp tân nói. “Đi ngay đi, trước khi công an trở lại tìm ông.”

Ông Roasa nói với báo Guardian: “Tôi không muốn làm cho ai bị nguy hiểm, cho nên tôi gọi họ qua Skype để cho họ hay chuyện gì đang xảy ra. Không ai ngạc nhiên cả, vì tất cả họ đều quen với việc bị thường xuyên theo dõi như thế này. Hai người họ đồng ý với tôi là rất nguy hiểm để gặp lại.”

Nhưng Nguyễn Ngọc Quang vẫn khăng khăng cứ gặp. Anh ta mang theo với anh hai người bạn: một luật sư bất đồng chính kiến là người thường thách đố nhà nước Việt Nam về sự vi phạm nhân quyền xảy ra ở những toà án do nhà nước kiểm soát, và một người bạn biết nói tiếng Anh làm thông ngôn. Sau cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ngọc Quang và người bạn luật sư chuẩn bị dọt bằng xe máy. Ngay lập tức, công an chìm bao vây họ và cũng bằng xe máy. Một cuộc rượt bắt xảy ra sau đó, trước khi người bạn luật sư của Nguyễn Ngọc Quang tìm cách thả anh ta ở một khu chung cư lớn.

Tại đó, anh Quang lột bỏ bộ áo quần ngoài đang mặc ra và che mặt bằng khẩu trang thường được dùng ở phòng mỗ và ở vùng đông nam Á châu người ta thường mang để tránh bụi bặm. Anh Quang lách được khoảng 30 công an có mặt trong khu vực này theo sự phỏng đoán của anh. “Quá táo bạo cho tôi khi rời khu vực đó như thế, nhưng công an đã không ngờ,” anh cho hay sau đó. Sau khi một người bạn có đường dây bên trong chính quyền cho hay là anh chắn chắc sẽ đối diện với tù tội, anh Quang đã rời Việt Nam cùng ngày với sự giúp đỡ qua đường dây của những người bất đồng chính kiến trong nước.

Anh Nguyễn Ngọc Quang đã được Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn và đang chờ đi định cư ở nước thứ ba. Trường hợp chị Nguyễn Thu Trâm vẫn đang chờ cứu xét, nhưng hiện có lý do để hy vọng là trường hợp của chị rồi cũng sẽ được cấp quy chế tị nạn mà thôi.

© DCVOnline

No comments :

Post a Comment