Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Có lẽ không đâu trên đất nước Việt Nam mà những ngày Xuân về Tết
đến lại thê lương, lại “tang chí kỳ ai” như ở Huế, bởi sau biến cố Tết Mậu Thân
1968 thì cứ hằng năm, từ tiết Nguyễn Đán cho đến Nguyên Tiêu, hàng ngàn gia
đình đồng bào Huế âm thầm cúng giỗ và cầu siêu cho thân nhân của họ, là trong số
hơn 7.000 nạn nhân bị cộng quân thảm sát
trong đợt “Tổng công kích và Tổng Nổi Dậy” cách đây 45 năm vào dịp tết Mậu Thân
1968.
Có một sự trùng hợp lạ lùng và kỳ bí là là trong loạn Kinh Thành
vào ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 05 tháng 7 năm 1885, ngoài 1.500 lính
thú của triều đình đã vị quốc vong thân thì cũng có hơn 7.000 đồng bào Huế bị tử nạn trong cuộc binh biến này, đó là lý do vì sao ở Huế có Miếu Âm Hồn để phụng thờcác chiến sỹ trận vong và đồng bào tử nạn trong cuộc binh biến kinh thành đó. Từ
thời vua Thành Thái mãi cho đến nay, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng 5 âm lịch, tất
cả các chùa chiền miếu mạo, nhà thờ và các gia đình đều bắt đầu cúng tế cô hồn
kéo dài một tuần lễ, cùng lúc đó, hàng ngàn đồng bào Huế tập trung đến Miếu Âm
Hồn để tế lễ Đàn Âm Hồn để tưởng nhớ và cầu siêu cho đồng bào, cho các anh linh đã
trận vong trong ngày thất thủ Kinh đô được giải oan và siêu thoát. Nhiều người
vẫn tin rằng các oan hồn đó chắc chắn đã siêu thoát, bởi không chỉ riêng đồng
bào Huế mà đến cả Bá Quan Văn Võ của Triều Nguyễn và cả thân hào, nhân sỹ cùng chính quyền
các cấp của Việt Nam Cộng Hòa đều ghi nhận công lao của họ trong trong cuộc
binh biến đó và đã thành tâm cầu nguyện cho sự siêu thoát của họ trong suốt chặng
đường lịch sử ngót 130 năm qua.
Nhưng ngược lại, đối với oan hồn của những nạn nhân của Mậu Thân 1968 thì
chắc là khó lòng mà siêu thoát được, bởi ngay khi “Kinh Thành Thất Thủ lần thứ 2” vào Tết Mậu Thân 1968, thì hơn
7.000 oan hồn này đã bị thảm sát không phải bởi giặc Pháp mà chính bởi những
người đồng chủng của mình và không ít những kẻ đã xuống tay đập đầu, chôn sống
họ lại là những người con của đất Thần Kinh, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ
Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thị Đoan Trinh… Và thật khốn nạn
thay, không lâu sau khi “Kinh Thành Thất
Thủ Lần Thứ 3” vào ngày 25 tháng 3 năm 1975 thì nơi quy tập hài cốt của các nạn
nhân của vụ thảm sát này, tức là nơi họ được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đưa
về an nghỉ bên nhau tại Nghĩa Trang Ba Đồn, phía Tây Nam thành phố Huế, lại bị san phẳng, lại bị phá hủy. Kệ thờ các nạn nhân, dù chỉ được
xây dựng rất đơn sơ, để hương khói và đặt phẩm vật cũng tế mỗi khi hiệp kỵ,
cũng bị phá hủy hoàn toàn, để ngay trên mặt bằng của Nghĩa Trang đó được xây
lên hàng trăm ngôi biệt thự đồ sộ cho những cán bộ tập kết, những người đã từng
một lần trở về Huế trong dịp tết Mậu Thân 1968 để tàn phá Kinh đô và thảm sát đồng
bào, và một trong những ngôi biệt thự ở đó là của một thầy giáo, một nhà thơ, một
chiến sỹ cách mạng, một hung thần của Huế - Mậu Thân 1968: Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Suối nước mắt của người dân Huế lại tuôn đổ khi hơn 7.000 thân
nhân của họ lại bị thảm sát thêm một lần nữa để biến mãnh đất hoang vu ngập
tràn tử khí của các oan hồn thuở nọ thành một khu đô thị mới khang trang, với những nấm mồ
hoang một thuở, nay trở thành những biệt thự đồ sộ, nguy nga. Để cho những công thần
của chế độ có được một cuộc sống tiện nghi và phong lưu, người ta sẳn sàng làm
cho những nạn nhân của họ phải chết hai lần…
Xin cảm ơn nhà báo Huy Phương với những ý thơ chan chứa nỗi niềm
xót thương cho những oan hồn cô lạnh của Mậu Thân 1986 như một bài văn tế, như
một áng kinh cầu để cho các oan hồn sớm được siêu thoát:
“Chiêng
trống nào xin hãy nổi lên
Gọi hồn vất vưởng chốn oan khiên
Quan quân uổng tử giờ lâm trận
Tử tội thân lê đoạn xích xiềng.
Những giọt đàn bầu tiếng nỉ non
Nhị hồ réo rắt gọi vong hồn
Cửa thành xương thịt phơi năm hướng
Máu đỏ chan hòa cát biển đông.
Hãy thổi lên một đoạn sáo buồn
Trong đêm than thở tiếng ca ngâm
Gọi hồn lãng đãng chưa siêu thoát
Gọi xác ngậm ngùi chưa rửa tan.
Xương thịt nào của những bách dân
Chôn vùi dưới hào lũy Khiêm Lăng
Kinh đô thịt nát ngày thất thủ
Sọ trắng giăng hàng tết Mậu Thân.
Hãy gióng lên ơi những hồi chuông
Vang về vách núi, dội ven sông
Hồi chuông siêu thoát cho oan khuât
Lạnh lẽo âm thầm chẳng khói hương.
Hãy đánh lên ơi những tiếng cồng
Tù và rúc gọi hồn lưu vong
Tuổi trai tan nát đời chinh chiến
Đầu núi, thân non, chân đạp rừng.
Xin gọi trăng soi khe Đá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài.
Xin tụng cho hồn một thửa kinh
Được nơi bến Giác, ngộ duyên lành
Vượt qua hết kiếp trầm luân ấy
Nếu thật hồn ơi có hiển linh!
Hãy dựng lên trăm tháp trai đàn
Xin cùng trì chú với chư tăng
Đốt nghìn ngọn nến lung linh sáng
Rưới rượu cho hồn được giải oan.
Mệnh sử một thời mảnh đất Chiêm
Nghìn năm thương Huế nỗi oan khiên
Nam ai một khúc ca đòi đoạn
Trăng khuyết, nhang khuya, lạnh miếu đền…”
Quan quân uổng tử giờ lâm trận
Tử tội thân lê đoạn xích xiềng.
Những giọt đàn bầu tiếng nỉ non
Nhị hồ réo rắt gọi vong hồn
Cửa thành xương thịt phơi năm hướng
Máu đỏ chan hòa cát biển đông.
Hãy thổi lên một đoạn sáo buồn
Trong đêm than thở tiếng ca ngâm
Gọi hồn lãng đãng chưa siêu thoát
Gọi xác ngậm ngùi chưa rửa tan.
Xương thịt nào của những bách dân
Chôn vùi dưới hào lũy Khiêm Lăng
Kinh đô thịt nát ngày thất thủ
Sọ trắng giăng hàng tết Mậu Thân.
Hãy gióng lên ơi những hồi chuông
Vang về vách núi, dội ven sông
Hồi chuông siêu thoát cho oan khuât
Lạnh lẽo âm thầm chẳng khói hương.
Hãy đánh lên ơi những tiếng cồng
Tù và rúc gọi hồn lưu vong
Tuổi trai tan nát đời chinh chiến
Đầu núi, thân non, chân đạp rừng.
Xin gọi trăng soi khe Đá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài.
Xin tụng cho hồn một thửa kinh
Được nơi bến Giác, ngộ duyên lành
Vượt qua hết kiếp trầm luân ấy
Nếu thật hồn ơi có hiển linh!
Hãy dựng lên trăm tháp trai đàn
Xin cùng trì chú với chư tăng
Đốt nghìn ngọn nến lung linh sáng
Rưới rượu cho hồn được giải oan.
Mệnh sử một thời mảnh đất Chiêm
Nghìn năm thương Huế nỗi oan khiên
Nam ai một khúc ca đòi đoạn
Trăng khuyết, nhang khuya, lạnh miếu đền…”
Nhưng liệu các oan hồn có siêu thoát được không khi những kẻ thủ ác vẫn bao biện, chối bỏ tội ác của mình và khi cộng quyền vẫn phủi bỏ mọi trách nhiệm về vụ thảm sát đồng bào Huế. Nhưng khốn nạn hơn cả là việc đạo diện Lê Phong Lan vừa xây dựng một bộ phim “Giải Mã Mậu Thân 1968” gồm 12 tập vừa trình chiếu trên hệ thống đài truyền hình cấp nhà nước của cộng sản Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán vừa qua nhân kỷ niệm 45 năm ngày “Tổng công kích, tổng nổi dậy” để đầu độc thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách bóp méo hoàn toàn lịch sử của cuộc chiến tranh Nam-Bắc và chuyển hết toàn bộ tội ác của phía cộng quân cho nhân dân miền Nam, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ.
Tôi thực sự không biết rõ Lê Phong Lan là con cái nhà ai, cha
mẹ y thị thuộc thành phần nào trong xã hội, nhưng tôi không thể không khá khen Lê Phong Lan là một con người quá can đảm dám dối trá một cách quá trắng trợn về
một sự thật lịch sử mà những bằng chứng vẫn còn đầy đủ và rõ ràng và những
nhân chứng của tấn bi kịch vô cùng bi thương đó của dân tộc, của đất nước hiện
vẫn còn hiện hữu và sẳn sàng làm chứng về việc họ chứng kiến những vụ hành
quyết đồng bào vô tội của cộng quân trong những ngày “Tổng công kích, Tổng nỗi dậy” đó.
Người dân
chốn kinh kỳ có thành ngữ được dùng rất phổ biến như một lời nguyền rằng: “Lời
nóai là đoại máu” để cảnh báo những kẻ chuyên ăn gian nói dối về những hậu quả
mà mà họ sẽ phải gánh chịu nếu không thận trọng trong lời ăn tiếng nói, nhất là
khi họ lộng ngôn, vọng ngữ… Như vậy việc đạo diễn Lê Phong Lan xây dựng bộ phim
dối trá hoàn toàn về biến cố Mậu Thân ở Huế, biến những điêu tàn hoang phế của
Kinh thành do cộng quân gây ra thành sự tàn phá của bom đạn Mỹ Ngụy và biến
hơn 7.000 đồng bào Huế do chính cộng quân Bắc Phương tàn sát bằng cách đập đầu,
chôn sống… thành những nạn nhân của “nhân dân nỗi dậy” và của Mỹ Ngụy… thì
không biết sẽ bao nhiêu ngàn đọi máu của Lê Phong Lan và của cháu con ngàn đời
của y thị sẽ phải đổ ra vì những hành động và lời nói dối trá của y thị.
Lê Phong
Lan và đồng bọn ơi! “Tội ác chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời
nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ tội ác. Ai từng đem tội ác ra làm phương thức
cho hành động rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc.” Vậy thì đã quá rõ thêm
về Lê Phong Lan và những con người cộng sản.
Liệu Lê
Phong Lan và đồng bọn có biết rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những
hung thần của Huế Mậu Thân 1968 là kẻ đã trực tiếp tắm máu đồng bào Huế trong
những ngày “tổng công kích” đó, đã có những lần còn nghe được cả tiếng của những
oan hồn về đòi nợ máu để rồi phải có những phút giây ăn năn mà thốt lên rằng:
“Những
chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ
gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi
ngoài hành lang!”
Thế đó, Lê Phong Lan và đồng bọn hãy dành ra một khoảnh khắc
thôi để chiêm nghiệm cuộc đời đi! Rằng: “Thói dối
trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội” và tất
nhiên là những kẻ dối trá rồi sẽ phải trả giá cho những điều dối trá: Hồ Chí
Minh, một kẻ đại dối trá của Việt Nam và thế giới để được tung hô như thánh như
thần, rồi cuối đời cũng bị moi gan móc ruột phơi thây giữa Ba Đình để chẳng bao
giờ được siêu thoát.Tướng Võ Nguyên Giáp với tội ác nướng hàng trăm ngàn sinh
linh trong chiến dịch biển người tại Điện Biên Phủ rồi lại xua hàng triệu
thanh niên miền Bắc vào đánh chiếm miền Nam bằng luận điệu dối trá là “giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước” để được công thành bằng cách phơi thây
hàng chục triệu đồng bào của cả hai miền Nam-Bắc và rồi đến những năm tháng cuối đời
hiện nay phải sống vật vờ lúc mê lúc tỉnh để nghe tiếng réo gọi và nguyền rủa của
những oan hồn, đã phải bỏ mình vì sự dối trá của Giáp và của chế độ cộng sản.
Như thế có xứng đáng để mà phải sống bằng sự lọc lừa và dối trá?
Lê Phong
Lan cần phải soi lại mình trong gương, để tự thấy rằng những đặc quyền đặc lợi
mà đảng và nhà nước cộng sản dành cho có xứng đáng để Phong Lan phải trả cho
cái giá của sự dối trá trắng trợn bằng cách thỏa dâm trên các oan ồn xứ Huế
cũng như dối lừa trên nỗi đau của người dân Huế hay không.
Hãy sớm
ăn năn tội đi hỡi Lê Phong Lan, bởi sự thỏa dâm trên các oan hồn của vụ thảm sát
Huế-Mậu Thân 1968 là một tội ác khó tha. Bởi lời nguyền của xứ Huế là “Lời nói
là đọi máu” thì cái món nợ mà Lê Phong Lan và ngàn đời cháu con của Phong Lan
phải trả cho sự dối trá đó sẽ vô cùng khủng khiếp: Những tai ương sẽ dến với
gia đình Phong Lan, sinh con đẻ cháu sẽ câm điếc tật nguyền đến hơn 7.000 kiếp
sẽ là cái giá mà dòng họ Lê Phong Lan phải trả cho sự dối trá, sự thỏa dâm này
đối với hơn 7.000 oan hồn của xứ Huế, nếu Lê Phong Lan không kịp ăn năn.
Ngày đầu
Xuân Quý Tỵ 2013. 45 năm sau vụ thảm sát Huế Mậu Thân 1968.
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Tin liên quan:
Tin liên quan:
No comments :
Post a Comment