Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã trôi
qua được trên 31 năm. Thường thì thời gian là yếu tố xóa nhòa mọi nỗi đau
của quá khứ, nhưng đối với đa số người miền Nam, vết đau 30 tháng 4 còn tươi
rói vì những đau đớn, mất mát xảy ra cho họ và gia đình do Cộng sản gây ra sau
ngày 30 tháng 4.
Hàng ngàn người bỏ mình trong những
trại tù cải tạo độc ác, tàn bạo của Cộng sản, hàng trăm ngàn người bỏ mình trên
biển cả khi vượt biển tìm tự do. Nghĩ đến ngày 30 tháng 4, đa số người dân miền
Nam oán trách Tổng Thống Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng để đưa đến cảnh ‘ nước
mất nhà tan “ sau này. Từ trước đến nay đã có nhiều dư luận phê phán chuyện đầu
hàng ô nhục của tướng Minh nhưng tâm tư và suy nghĩ của tướng Minh khi quyết định
đầu hàng Cộng sản là chuyện không ai suy đoán nổi. Ôâng Minh không viết sách và
tránh trả lời phỏng vấn của báo chí nên khó ai đoán biết tâm tư , suy nghĩ của
ông khi đầu hàng như thế nào. Sau này mới biết tướng Minh đã bộc bạch tâm tư
suy nghĩ của ông về quyết định đầu hàng trong biến cố 30 tháng 4 trong một lá
thư gửi cho một người đàn em cũ là Trung tướng Nguyễn chánh Thi vào năm 1987
khi tướng Minh ở Pháp. Xin cám ơn Trung tướng Thi đã cho phép người viết bài
này công bố bức thư của tướng Minh để soi sáng phần nào lịch sử Việt Nam cận đại.
Toàn bộ
bức thư của Tướng Dương văn Minh viết cho Tướng Nguyễn chánh Thi có nội dung
như sau:
15-4-87
“Thi,
“Thi,
Ðược
tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại
rất nhiều kỷ niệm.
Từ khi
tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời
réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản
với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô
thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.
Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
Theo
tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng
nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng
như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo
ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân
nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí
Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.
Riêng
tôi, tôi không tự tử không phải vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn
sơ:
- Tôi
không tự sát vì thân thể mình do Trời Ðất (Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng,
mình không có quyền hy sinh.
- Mình
có quyền hy sinh : tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v…v Tóm tắt mình chỉ
có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi.
Ðây là
một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi
cũng như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi nói ra để cho Thi hiểu, vì lúc
nào tôi cũng xem Thi như một người em trên mọi mặt, chớ không phải nói ra để
phân trần chi chi. Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất
cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn
thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê
cha đất tổ.
Tôi đã nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.
Tôi đã nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.
Thân mến
Dương
văn Minh”
Có đọc
lá thư trên mới thấy Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông
không có cái Dũng của một người làm tướng. Về điểm này ông giống Ðại tướng Võ
nguyên Giáp của miền Bắc, cúi đầu nhận chức Cai đẻ mà không dám hó hé phản đối.
Trong phạm vi gia đình, sai lầm của người chủ gia đình có thể dẫn tới chuyện
gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tướng
Dương văn Minh mà “tham sinh úy tử”, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì
chỉ đưa quốc gia đến chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học Dương văn Minh dành cho những
người làm chính trị là phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản”,
tham sống sợ chết mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức
vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục
nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách.
Một
cái nhìn về Dương Văn Minh
Ngày
30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đã
bị trói tay và phải buông súng trước quân thù. Vì sự hèn nhát của lãnh đạo và sự
phản bội của đồng minh.
Ngày 30-4-1975,
VC đã dùng võ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đã long trọng ký
kết trước mặt thế giới.
Ngày
hôm đó, nước Mỹ đã ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc
tế, bản văn mà chính Mỹ đã khởi xướng và long trọng ký kết trước mặt thế giới.
Ngày hôm đó, Tây Phương đã cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản
văn mà chính Tây Phương đã cổ võ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những
lý tưởng nhân đạo tự do và hòa bình.
Ngày
30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường
Lê Lợi chưa kịp lạnh thì Dương Văn Minh mũ mãng “bàn giao” miền Nam cho VC.
Đúng là một trò hề, một trò hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn VC nón cối dép
râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu
tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối
với VC, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của
một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói
riêng, thì ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn
Minh còn là một đứa đần độn và háo danh.
Ngày
28-4-75, khi cụ Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống VNCH, thì định chế hành pháp
không còn nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, thì lại không có quyền bầu tổng
thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho
ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy
đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đã mịnh thị giao phó, qua những
điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp thì không có điều khoản nào
cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai.
Tổng
thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức
vụ tổng thống cho ai. Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng
không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. Vì vậy, trong những
ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đòi cụ Hương
trao quyền tổng thống VNCH cho y, thì mọi người đã nhìn thấy rõ cái hèn, cáo
háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đòi được làm tổng thống, để
mũ mãng đi đầu hàng.
Cái
hèn và háo danh đần độn ấy đã chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào
quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử
sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đã
đầu hàng.
Ngày
30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ còn là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy,
Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đã nhặt được một cái túi phong lưu (capote,
condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con
đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho
căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.
Trước
khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt.
Người lau chùi, là Dương Văn Minh.
Tôi
không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện
với y nhiều lần. Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự.
Hội viên câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn
Minh, vì là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào,
gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.
Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.
Tôi
thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này.
Tôi muốn
tìm hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khuôn mặt nổi khác, ông
Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đã biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng
nghị sĩ.
Dương
Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm rãi. Người ta đã dùng nhiều tĩnh
từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v… Riêng tôi,tôi thấy
tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ
vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có trình độ văn hóa thấp đến
như vậy. Những ý niệm về lãnh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực
(puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đã mất khá nhiều thì
giờ, và đưa ra trường hợp Nã Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rõ
những thành tố của lãnh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền
lực và quyền bính. Nhưng nhìn mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính
sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của CS trên thế giới, y cũng
rất lờ mờ.
Y có mời
tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để
y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đã giúp đỡ một vài đàn em của y trong
vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ
ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng
chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của
Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…
Có lẽ
ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của
dinh hoa lan.
Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).
Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).
Trong
những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi,
đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm thì đã sao, nếu mình có chính
nghĩa, hoặc tin rằng mình có chính nghĩa? Cần gì phải chối. Nhưng y vẫn chối.
Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đã sống suốt cuộc đời còn lại với cái
hèn ấy.
Ngày
30-4-1975, sau khi được cụ Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đã ra lệnh
cho QLVNCH buông súng, “vì chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc” và “để cứu sinh
mạng đồng bào”. Chúng ta hãy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn.
Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông
súng, vì chủ trương hòa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi VC vi
phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, thì y không có được một
lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động
thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đã kêu gọi anh em buông súng,
nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng Dương
Văn Minh đã im lặng. Vì hèn.
Ba năm
sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được VC cho sang Pháp. Sang tới Pháp
và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của
các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân
miền Nam dưới ách bạo quyền CS. Vì hèn.
Y cũng
không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đã chết trên biển
khi đi tìm tự do. Vì hèn.
Năm
1997, y tuyên bố sẽ về VN để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước
khi tuyên bố như vậy, y đã được VC cho phép về VN. Người ta cũng hiểu rằng y đã
được VC cho phép về VN để xây dựng nước VN dưới sự lãnh đạo của VC.
Năm
1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai,
hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai
và hèn hạ.
Suốt đời
phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần
độn. Đó là Dương Văn Minh.
Nguyễn Văn Chức
Ghi chú:
[1] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một trời tâm sự, Xuân Thu, Hoa Kỳ 1987, tr. 27 và 28.
[2] Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Tập II, California, Hoa Kỳ, tr. 66 – 70.
[3] Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Xuân Thu, California, Hoa Kỳ 1989, tr. 231.
[4] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 382 – 383.
[5] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 540.
BẢN MẶT THẬT CỦA TÊN HÀNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH
Mỗi lần
30 tháng 4 đến, người Việt tỵ nạn lại nhắc đến Dương Văn Minh và gọi ông là
“Hàng Tướng”. Nhưng hành tung và vai trò của ông trong cuộc chiến VN vẫn còn
nhiều bí ẩn. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra và có một vài tranh luận xung quanh
hàng tướng này.
Hôm đám tang Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu VNCH, có đọc một bài điếu văn, nói rằng “Đây là cái chết lần thứ nhì của một người lính suốt đời lo cho đất nước”. Tuy nhiên, qua bài điếu văn đó, người ta nhận thấy Nguyễn Hữu Chung muốn mượn cái chết của Tướng Dương Văn Minh để nói về mình hơn là nói về Tướng Minh. Đó là cái bệnh trầm kha của nhiều “lãnh tụ” quốc gia. Hôm 30 tháng tư vừa qua, nhân kỹ niệm 30 năm mất miền Nam, Đại Tá Vũ Văn Lộc, bút hiệu Giao Chỉ, có viết bài “Tưởng Niệm Big Minh, Một Vòng Hoa Cho Niên Trưởng”, nhưng nội dung bài này cũng chỉ để nói lên tình “huynh đệ chi binh” mà thôi.
Hôm đám tang Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu VNCH, có đọc một bài điếu văn, nói rằng “Đây là cái chết lần thứ nhì của một người lính suốt đời lo cho đất nước”. Tuy nhiên, qua bài điếu văn đó, người ta nhận thấy Nguyễn Hữu Chung muốn mượn cái chết của Tướng Dương Văn Minh để nói về mình hơn là nói về Tướng Minh. Đó là cái bệnh trầm kha của nhiều “lãnh tụ” quốc gia. Hôm 30 tháng tư vừa qua, nhân kỹ niệm 30 năm mất miền Nam, Đại Tá Vũ Văn Lộc, bút hiệu Giao Chỉ, có viết bài “Tưởng Niệm Big Minh, Một Vòng Hoa Cho Niên Trưởng”, nhưng nội dung bài này cũng chỉ để nói lên tình “huynh đệ chi binh” mà thôi.
Website
của Giao Điểm, [một diễn đàn chống “Giatô” và kêu gọi Phật giáo Ấn Quang “hồi
tà”, trở về với Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh,] đã phổ biến bài “Cái chết của một
Hàng Tướng: Dương Văn Minh (1916-2001)” của Vũ Ngự Chiêu, tức Chánh Đạo, tức
Nguyên Vũ, nói là trích trong “Ngàn Năm Soi Mặt, tâm bút”, để bênh vực cho Tướng
Dương Văn Minh. Trong nỗ lực bôi đen “Giatô”, Vũ ngư. Chiêu viết rằng ông Lâm Lễ
Trinh đã “làm án tử hình Ba Cụt hầu chuẩn bị bước lên chức Bộ trưởng Nội vụ – một
bản án tiêu biểu cho chế độ giáo phiệt của anh em ông Diệm” (tr. 137), mặc dù
Ba Cụt đã chịu đầu hàng. Ở cuối bài, Vũ Ngự Chiêu đã kết kuận như sau: “Hậu thế
sẽ có dịp thẩm giá Tướng Minh một cách trung thực hơn. Vì Tướng Minh, giống như
ông Trần Văn Hương, chỉ là những tác nhân phụ thuộc, ở buổi “hết quan, tàn
quân.” Nhóm Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên,
v.. v… mới là những tội nhân chính của lịch sử.”
Trong các tướng lãnh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh.
Trong các tướng lãnh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh.
Biết
Dương Văn Minh không hiểu biết gì về chính trị và thủ đoạn chính trị, thường
suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lại mắc bệnh tham lam, nên Hoa Kỳ đã biến
ông thành một một công cụ đầy oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ
trong từng giai đoạn rồi loại bỏ. Có thể coi cuộc đời và vai trò của Tướng
Dương Văn Minh như là một chương bi thảm trong lịch sử VNCH và cũng là một
chương bi thảm trong tương quan giữa VNCH và Hoa Kỳ. Người Việt ai cũng thuộc
câu “Tri bỉ tri kỷ bách chiến bách thắng”, nhưng mặc đầu đã chiến đấu với Mỹ
trong 20 năm và đã ở trên đất Mỹ 34 năm, đa số người Việt chống Cộng không biết
Mỹ và địch đang làm gì, cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, nên đấu tranh
đã 34 năm mà vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Vì thế, hôm nay nhân kỷ
niệm ngày mất nước, chúng tôi xin trình bày tóm lược về một số bí ẩn và tai tiếng
chung quanh cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh với ước mong mọi người
có thể nhìn vào đó tìm ra bài học lịch sử khi tiếp tục đấu tranh.
* Vài
nét về Tướng Big Minh
Dương
Văn Minh sinh ngày 16.2.1916 tại Vĩnh Long (có tài liệu nói sinh tại Mỹ Tho). Sỡ
dĩ ông có biệt danh là Big Minh vì cao 6 feet và nặng 200 pounds, và được gọi
như thế để khỏi lẫn lộn với Tướng Trần Văn Minh.
Ông có
vợ và ba con: hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm hiện ở
Pháp, và người con gái là Dương Mai, có chồng là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, hiện ở
Pasadena, California.
Lúc nhỏ
ông theo học trường Chasseloup Laubat ở Saigon và đỗ tú tài II vào năm 1938
cùng một lớp với Tướng Trần Văn Đôn.
Năm
1940, ông Minh gia nhập quân đội Pháp, tốt nghiệp khóa Hạ sĩ quan trừ bi. Thủ Dầu
Một với cấp bậc Aspirant tức là Chuẩn Úy.
Năm
1945, khi Nhật đảo chánh Pháp, Dương Văn Minh đang phục vụ tại Caps Jacques (Vũng Tàu) và bi. Nhật cầm
tù. Khi Pháp trở lại, ông trở lại phục vụ trong quân đội Pháp năm 1946 với cấp
bậc Thiếu Úy.
Năm
1952 ông mang cấp bậc Đại Úy và phục vụ tại Phủ Thủ Hiến Nam Phần. Từ Năm 1953
– 1954, ông được thăng Thiếu Tá rồi Trung Tá và phục vụ tại Tổng Tham Mưu Quân
Khu 1. Năm 1954 – 1955 ông là Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Saigon.
Dương
Văn Minh là cháu của Nguyễn Ngọc Thợ Khi ông Diệm về chấp chánh, ông Nguyễn Ngọc
Thơ được mời làm Bộ Trưởng Nội Vụ, đã đề cư? Dương Văn Minh chỉ huy huy lực lượng
bảo vệ Saigon. Ngày 3.5.1955, Dương Văn Minh được thăng Đại Tá và giữ chức Quân
Trấn Trưởng Saigon.
Người
đầu tiên đã giúp ông Diệm chống lại các giáo phái không phải là Đại Tá Dương
Văn Minh mà Đại Tá Dương Văn Đức.
Ngày
5.6.1955, Đại Tá Đức được cử chỉ huy Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng bình định miền
Tây Nam Phần. Ông cho quân tiến chiếm Cái Vồn (Cần Thơ), phá tan đại bản doanh
của Tướng Trần Văn Soái. Ngày 29.6.1955 ông tiến vào núi Ba Chúc, tấn công lực
lượng của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt.
Ngày
21.9.1955, với tư cách Quân Trấn Trưởng Saigon, Đại Tá Dương Văn Minh được cử
làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hoàng Diệu, mở cuộc hành quân truy kích tàn quân
Bình Xuyên tại Rừng Sát. Trung tá Nguyễn Khánh làm Chỉ Huy Phó và Thiếu Tá Nguyễn
Hữu Hạnh làm Tham Mưu Trưởng.. Sau khi Chiến Dịch Hoàng Diệu chấm dứt, ngày
6.11.1955, ông Diệm cho tổ chức biểu tình hoan hô các chiến sĩ Rừng Sát trở về.
Đại Tá Dương Văn Minh được thăng Thiếu Tướng. (Có tài liệu nói Dương Văn Minh
được thăng Thiếu Tướng ngày 23.10.1955).
Trong
thời gian ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Tỉnh Trưởng các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên và Mỹ
Tho, Ba Cụt đã mưu sát ông đến 6 lần, nhưng ông vẫn thoát được. Để đối lại, ông
Nguyễn Ngọc Thơ cũng đã cho mở các cuộc hành quân để truy kích Ba Cụt, nhưng
không bắt được. Do đó, khi nghe ông Ngô Đình Nhu hỏi ý kiến về việc dẹp loạn Trần
Văn Soái và Ba Cụt ở miền Tây, ông xin lãnh trách nhiệm ngay. Đây là một cơ hội
tốt giúp ông thanh toán một kẻ thù luôn theo đuổi ông. Ông xin xử dụng Tướng
Dương Văn Minh vào công tác này. Vì thế, ngày 29.12.1955, ông Diệm đã ra lệnh
chấm dứt chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do Đại Tá Dương Văn Đức chỉ huy và cho Đại
Tá Đức lên Thiếu Tướng. Tướng Đức tỏ vẽ bất bình về chuyện chấm dứt công tác một
cách đột ngột này.
Do đó,
ngày 10.6.1956, ông Diệm phải cử Tướng Đức đi làm Đại Sứ tại Nam Hàn.
Rất hận
về chuyện ông Nguyễn Ngọc Thơ đưa Tướng Dương Văn Minh xuống cướp chỗ của mình,
khi tham gia cuộc chỉnh lý của Tướng Nguyễn Khánh ngày 30.1.1964 lật đô? Dương
Văn Minh, Tướng Đức đã đi tìm ông Nguyễn Ngọc Thơ, lúc đó là Thủ Tướng Chính Phủ,
kéo ra và đánh mấy bớp tai trước mặt mọi người!
Mặc dầu
Dương Văn Minh đang bị điều tra về việc biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của
Bảy Viễn, ngày 1.1.1956, ông Diệm đã cư? Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch
Nguyễn Huệ bình định miền Tây. Ngày 13.4.1955 Tướng Ba Cụt đã bị bắt ở Chắc Cá
Đao, cách Long Xuyên 15 cây số và bi. Tòa Án Quân Sự tuyên án tử hình. Sáng
13.7.1956, lúc 5 giờ 40 sáng, Tướng Ba Cụt đã bị hành quyết tại nghĩa địa ở đường
Hoa Bình, Cần Thợ
Trong
cuộc phỏng ván ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y, lúc đó là Tỉnh Trưởng Chợ
Lớn, cho biết sau khi xử bắn và chôn Ba Cụt xong, Nguyễn Văn Nhung có về gặp
ông và cho ông biết Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho anh ta đào xác Ba Cụt
lên đem đi thiêu rồi lấy tro rải xuống sông Cửu Long, để tay chân bộ hạ của Ba
Cụt không lấy xác ông ta đem về lập đền thờ. Nhưng có nhân chứng khác cho biết
Nguyễn Văn Nhung đã đào xác Ba Cụt lên, văm nhỏ rồi bỏ vào bao bố đem rải xuống
sông chứ không hề thiêu.
Trong
cuốn hồi ký “VN máu lửa quê hương tôi” Đỗ Mậu phịa rằng “vì ông Diệm nhiều lần
dụ dỗ Lê Quang Vinh theo đạo Thiên Chúa mà Lê Quang Vinh nằng nặc không theo. Nếu
theo đạo Thiên Chúa thì Lê Quang Vinh sẽ được rửa tội trong một buổi lễ long trọng
tại nhà thờ Đức Bà Saigon và sẽ được trọng thưởng, và tất nhiên sẽ được tha mạng.”
(trang 124).
Ngày
31.5.1956, Chiến Dịch Nguyễn Huệ kết thúc. Ông Diệm lại cử Tướng Dương Văn Minh
chỉ huy Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu bình định các tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang.
Ngày 29.8.1956 ông Diệm cử Tướng Minh làm Tổng Thư Ký Thường Trực Quốc Phòng,
chỉ huy Phân Khu Saigon.Chợ Lớn và tiếp tục chỉ huy Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu
bình định miền Tây. Ngày 30.10.1956, chiến dịch này kết thúc với kết quả 441 bị
tử trận, 948 về quy thuận, 1169 bị bắt và hơn 1.000 súng bị tịch thụ
Ngày
1.2.1957 Dương Văn Minh được thăng Trung Tướng và giữ chức Chỉ Huy Trưởng Bộ Tư
Lệnh Hành Quân. Chức Tổng Thư Ký Thường Trực Quốc Phòng được trao lại cho Tướng
Dương Văn Đức mới đi học khóa chỉ huy và tham mưu ở Mỹ về. (Khi Tướng Đức xin
đi Pháp, chức này lại được trao cho Tướng Nguyễn Khánh). Tướng Minh cũng được gởi
qua Mỹ học khóa chỉ huy và tham mưu tại ỤS. Command and General Staff College ở
Fort Leavenworth thuộc bang Kansas.
Đầu
năm 1960, cơ quan tình báo khám phá ra Tướng Dương Văn Minh đã liên lạc với Hà
Nội qua người em là Thiếu Tá VC Dương Văn Nhựt, nên Tướng Minh không được tin
dùng nữa (chúng tôi sẽ tường thuật sau). Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cư? Đại Tá
Nguyễn Văn Thiệu mới từ Hoa Kỳ về làm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân với
nhiệm vụ theo dõi và kiểm soát Tướng Minh.
Cuối
năm 1962 Tổng Thống Diệm quyết định giải tán Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ngày
8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống,
một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”. Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tư Lệnh
Vùng I, được cử làm Tư Lệnh Lục Quân, một chức vụ mới đặt để thay thế Bộ Tư Lệnh
Hành Quân.
Lúc đầu,
Tướng Harking tỏ vẽ bất bình về chuyện Tướng Minh bị hạ tầng công tác. Ông ta
nghĩ rằng ông Diệm sơ. Tướng Minh làm đảo chánh nên đã hành động như vậy. Nhưng
sau khi biết được Tướng Minh có liên lạc với VC, cơ quan CIA cũng đồng ý về biện
pháp này.
Biết
Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với ông Diệm, nên khi muốn lật đổ ông Diệm,
CIA quyết định xử dụng Tướng Minh. Nhưng sau đó chỉ cho Tướng Minh làm Quốc Trưởng
3 tháng.
Ngày
30.1.1964, theo sự sắp xếp của CIA, Tướng Nguyễn Khánh làm “chỉnh lý” xúc các
tướng đảo chánh và biến Dương Văn Minh thành Quốc Trưởng bù nhìn.
Ngày
24.10.1964, Nguyễn Khánh đưa ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc Trưởng thay Dương
Văn Minh. Ngày 24.11.1964, ông Sửu thăng cho cả Nguyễn Khánh lẫn Dương Văn Minh
lên Đại Tướng. Ngày 20.12.1964, Nguyễn Khánh bắt Dương Văn Minh đi lưu vong,
làm Đại Sứ VNCH tại Thái Lan. Mãi đến năm 1968, khi ông Trần Văn Hương lên làm
Thủ Tướng, Dương Văn Minh mới được trở về VN. Ông đã đến Saigon ngày 5.10.1968.
Sau
đây là một số bí ẩn chung quanh cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh.
VỤ BIỂN THỦ MỘT THÙNG PHUY VÀNG
Trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự”, Tướng Nguyễn Chánh Thi có kể lại:
Trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự”, Tướng Nguyễn Chánh Thi có kể lại:
Sáng
ngày thứ 4, một toán thuyền và độ vài trăm người có súng đi ra với nhiều lá cờ
trắng xin đầu hàng. Tiếp theo là một chiếc tàu chở ông Hồ Hữu Tường và ông Trần
Văn Ân, cố vấn của Lê Văn Viễn ra điều đình. Tướng Thi kể tiếp: “Trong toán này
có Thiếu Tá Tư Nhỏ trước kia ở Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đào ngũ theo Bình
Xuyên vì y là con rễ của Bảy Viễn. “Tư Nhỏ ra đầu hàng và tình nguyện đi chỉ chỗ
vàng bạc chôn giấu của Bảy Viễn. Hắn ta nói: “- Trước đây một toán Bình Xuyên 8
người cùng chiếc du thuyền của Bảy Viễn chở 6 thùng 200 lít đựng bạc và một
thùng đựng vàng, hột xoàn đem đi chôn giấu. Khi chôn xong rồi thì 8 người ấy đều
bị giết ngay và lấp xuống ở gần đó. “Khi tình hình ở đây được hoàn toàn yên ổn,
tôi được quan sát tận mắt sự đào hầm giấu tiền và các bộ mặt căng thẳng của Bộ
Tư Lệnh của Đại Tá Dương Văn Minh và Trung Tá Nguyễn Khánh mà đâm ra hoài nghi.
“Trung Tá Nguyễn Khánh lúc đó chơi trò “cao bồi”, hai tay cầm hai khẩu súng lục,
miệng nói: Cấm không ai được đến gần đây cả! “Tiền!” Thật là khó coi? Chán mắt!
“Tôi lạnh lùng cho chiếc tàu của tôi trở về vị trí đóng quân, trong lòng tôi
suy nghĩ miên man về thái độ cử chỉ của bọn họ. Tin ít mà ngờ nhiều.” [1]
Câu
chuyện về tài sản của Bình Xuyên được Tướng Thi kể lại có nhiều điểm khác với
câu chuyện do Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát Quốc Gia,
tường thuật lại dưới đây. Vì thế, một câu hỏi đã được đặt ra: Phải chăng đây là
hai số tiền và vàng khác nhau? Chúng tôi tin rằng hai số tiền và vàng này chỉ
là một, nhưng Tướng Thi chỉ được nghe nói hay nhìn thoáng qua nên không biết
chính xác, còn Đại Tá Y là người đứng ra chỉ huy việc truy tìm số tài sản này
nên câu chuyện được ông kể lại đầy đủ và chính xác hơn. Về sau, ông Diệm cũng
chỉ ra lệnh điều tra về số tiền và vàng mà Đại Tá Y đã tìm được, chứ không nói
gì đến số tiền và vàng mà Tướng Thi đã kể.
Đại Tá
Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy
Trưởng Trung Ương Tình Báo của VNCH đã tường thuật như sau: Lúc đó ông là Tỉnh
Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng tháng 5
năm 1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các
nhân viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi
câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về
thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy
Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước
trước khi chạy trốn. Ông đã cho thợ lặn xuống tìm nhưng không thấy. Nhân viên
Phòng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi
đã nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn
xuống mò một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn. Quả nhiên, thợ lặn đã vớt
được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, vì bị nước cuốn trôi
đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít. Công cuộc kiểm tra cho thấy
một thùng đựng bạc giấy, còn một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$,
được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm nước. Ông bảo
nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn thùng
vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Tướng
Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung Tá Chỉ Huy Phó của Đại Tá Minh, cho biết số vàng
này khi giao nạp đã được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không còn
nghe Dương Văn Minh nói gì về số vàng này.
Ông Diệm
đã ra lệnh cho Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá
Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, mở cuộc điều tra vụ này.
Ông Huỳnh
Văn Lang, lúc đó là Bí Thư Liên Kỳ của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối
Đoái, cho biết ông Lâm Lễ Trinh đã tiết lộ rằng khi được hỏi về số vàng này, Tướng
Minh đã sừng sộ và giận dữ, nói rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đã giúp ông
Diệm đánh dẹp Bình Xuyên mà còn hỏi cái gì. Ông Lang cũng cho biết ông có được
đọc bản báo cáo hai trang của Đại Tá Mai Hữu Xuân. Đại Tá Xuân chỉ xác nhận số
vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại Tá Dương Văn Minh cất giữ
và đề nghị nên đem ra chia nhau! [2]
Ông
Cao Xuân Vỹ cho biết khi ông Nguyễn Ngọc Thơ đề nghị cho Tướng Dương Văn Minh
chỉ huy Chiến Địch Đinh Tiên Hoàng để bắt Ba Cụt, ông Diệm đã nói với ông Nhu:
“Thôi, cho nó số vàng đó đi cho yên!”
CHỨA CHẤP GIÁN ĐIỆP VIỆT CỘNG
Anh
Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết
vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương
Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường
nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra. Những người
bình thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn
Minh một khoảng xa, nhân viên tình báo liền bắt đẩy anh ta lên xe và đem về thẩm
vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng
Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nhìn nhận anh ta là một
ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức.
Anh này đã bị giam giữ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết gì cả. Sau vụ
này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt và Tổng Nha Cảnh Sát đã bố trí thường trực chung
quanh nhà Dương Văn Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông,
quay phim và chụp hình. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén. Khoảng tháng 3
năm 1960, có một người có mặt mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến
ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn
Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt,
em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu Tá trong bộ đội
miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân
viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên
chống ông Diệm.
Trong
cuộc phỏng vấn ngày 16.10., Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt
có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn,
em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của
Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương
Văn Nhựt. Vì thế, nhà Dương Văn Sơn cũng bị theo dõi như nhà Dương Văn Minh. Một
hôm, Tổng Thống Diệm gọi ông và bảo đem tất cả hồ sơ vụ Dương Văn Minh vào gặp
ông. Có lẽ trước đó Đoàn Công Tác Đặc Biệt đã trình nội vụ cho Tổng Thống biết
rồi. Khi ông đem hồ sơ vào, Tổng Thống Diệm hỏi: “Dương Văn Minh có theo Cộng Sản
không?” Rồi ông nói tiếp: “Võ Nguyên Giáp nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng
Sản chỉ mới cho lên Trung Tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đâu mà
nay đã lên Trung Tướng rồi, còn muốn gì nữa?” Đại Tá Y nói ông vốn là đàn em và
là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng
Thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống
nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt
hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.” Nhưng đốt hồ sơ rồi
cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra
chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo:
“Nếu trở lại sẽ bị thanh toán”. Câu chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà
Nội không hề hay biết.
Sau
đó, ông Diệm đã bảo Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, thông báo cho Tướng
Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể xử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà
thôi. Tướng Minh biết lý do tại sao, nhưng các cố vấn Mỹ không biết chuyện gì
đã xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh
nên mới hạn chế như vậy.
Ngày
18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.” Ngày
8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống,
một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”.
Sau
này, báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật của Việt Cộng trong số ra ngày 1.9.1996, dưới đầu đề
“Tướng Dương Văn Minh dưới mắt các nhà binh địch vận”, đã tường thuật lại mối
quan hệ giữa Tướng Dương Văn Minh và người em là Dương Văn Nhựt như sau: “Năm
1960, Mười Tỵ, thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – được
lệnh về Nam nhận công tác đặc biệt. Nhiệm vụ của ông là quan hệ, tranh thủ người
anh ở bên kia chiến tuyến, đại Tướng Dương Văn Minh. Sau khi vượt Trường Sơn
vào Nam, Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, tức Mười Tỵ, đã được Ban Binh Vận Trung Ương
Cục tìm mọi cách đưa vào Sài Gòn. Thông qua một người em gái, ông Mười Tỵ đã đến
được và ở lại nhà của Dương Văn Minh suốt một tuần lễ. Hai anh em ở hai phía
chiến trận gặp gỡ hàn huyên. Bằng tình cảm gia đình, ông Mười Tỵ thuyết phục Tướng
Minh. Từ đó, ông Mười Tỵ cứ phải đi về trong “vùng địch” hoặc ra nước ngoài để
tiếp xúc và gặp gỡ anh mình. Khi Dương Văn Minh lưu vong ở Thái Lan, ông Mười Tỵ
cũng được bố trí sang Thái Lan qua ngã Campuchia. Ông đến Nam Vang, sống trong
nhà một Hoa kiều. Tại đó, trong vòng một tháng, ông vừa học bằng sách vở, vừa
thực tập giao tiếp để nói tiếng Hoa hồng để nhập vai người đi buôn. Có khi từ
Nam Vang ông phải bay lòng vòng sang Ý, rồi từ Ý được cơ sở Việt kiều đón về
Pháp để móc nối chị dâu (vợ của Tướng Minh) từ Thái Lan qua liên lạc”. Bài báo
viết thêm: “Kể từ 1972, bộ đội bắt đầu mở nhiều trận đánh lớn, nên Mười Tỵ được
lệnh không ra vùng địch và ra nước ngoài nữa vì “sợ rủi ro làm hỏng ý đồ chiến
lược”, nên việc móc nối với Dương Văn Minh được giao cho Nguyễn Hữu Hạnh.”
BỊ BIẾN THÀNH TÊN ĐAO PHỦ CỦA MỸ
Vì không hiểu gì về thủ đoạn chính trị, Dương Văn Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành tên đao phủ thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn rồi sau đó loại bỏ.
Vì không hiểu gì về thủ đoạn chính trị, Dương Văn Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành tên đao phủ thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn rồi sau đó loại bỏ.
1.- Giết
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu Biết Tướng Dương Văn Minh
đang bất mãn với ông Diệm nên CIA thuyết phục ông ta làm đảo chánh lật đổ ông
Diệm. Dương Văn Minh đồng ý ngay. Trên danh nghĩa, ông ta là người chỉ huy cuộc
đảo chánh, nhưng bên trong CIA chỉ giao cho ông ta một nhiệm vụ duy nhất là
thanh toán nhà Ngô. Còn việc lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chánh được trao
cho Tướng Trần Thiện Khiêm. Khi tiến hành cuộc đảo chánh, Tướng Dương Văn Minh
đã ra lệnh hạ sát Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân; Đại Tá Lê Quang Tung,
Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng
Đặc Biệt. Khi được ông Diệm báo tin đang ở nhà thờ cha Tam, Dương Văn Minh đã
cho lập “toán hành quyết” đi đón và giết ông Diệm và ông Nhu. Toán này do Đại
Tá Mai Hữu Xuân cầm đầu. Tướng Minh cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của
mình, đi theo làm sát thủ. Khi xác ông Diệm đưa về Tổng Tham Mưu, một quân cảnh
cho biết chính mắt ông ta thấy Tướng Dương Văn Minh đã xuống lột quần ông Diệm
ra xem có “chim” hay không.
Tướng
Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai ông đã chết, ông rất xúc động và đến hỏi
Dương Văn Minh:
Tại sao hai ông ấy chết? Ông Minh có vẽ khó chịu,
trả lời bằng tiếng Pháp: Ils sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi,
thì chết rồi) [3]
“Ils
sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi, thì chết rồi) ” DVM
2.- Giết
ông Ngô Đình Cẩn Chính Tướng Nguyễn Khánh đã cho soạn thảo và ban hành Sắc Luật
số 4/64 ngày 28.2.1964 thiết lập Toà Án Quân Sự đưa ra những quy định trái với
nguyên tắc bất hồi tố của hình luật, và cử nhóm tay chân bộ hạ vào làm “phán
quan” để tuyên án tử hình ông Cẩn. Sắc Luật lại quy định rằng các bị cáo không
có quyền kháng cáo hay thượng tố. Bị cáo bị án tử hình có thể đệ đơn xin ân xá
lên Quốc Trưởng trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp phạm nhân bị
xử tử hình đã đệ đơn ân xá, án tử hình sẽ thi hành trong hạn 5 ngày kể từ khi
tuyên án, nếu trong hạn đó, đơn xin ân xá không được chấp thuận. Những sự quy định
này nhắm gài Tướng Dương Văn Minh, lúc đó đang là Quốc Trưởng bù nhìn, vào cái
thế phải chịu trách nhiệm giết ông Cẩn. Mặc dầu đứng đàng sau Tướng Khánh trong
vụ làm luật giết ông Cẩn và biết chắc ông Cẩn phải bị giết, Đại Sứ Cabot Lodge
giả vờ đứng ra làm con thoi, đề nghị Tướng Minh ân xá cho ông Cẩn. Tướng Minh
biết mình bị gài nên nói với Đại Sứ Lodge: “Khánh luôn luôm tìm cách đặt tôi
vào tình trạng khó khăn (He always tries to put me in the difficult position).
Tôi sẽ bị cả nước thù ghét và tố cáo nếu tôi ân xá Cẩn.” Đại Sứ Lodge nhận xét:
“Rõ ràng là Khánh đang sắp xếp các sự việc để cho Minh gánh lấy tất cả trách
nhiệm nếu không hành quyết Cẩn.”
Hôm
5.5.1964 Tướng Dương Văn Minh đã ký quyết định bác đơn xin ân xá của ông Cẩn và
trở thành tên sát thủ ông Cẩn!
BỊ ĐƯA RA LÀM HÀNG TƯỚNG
Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”
Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”
Tổng
Thống không tới 40 tiếng đồng hồ
Trong
cuốn Decent Interval, Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó,
nói rằng tại miền Nam lúc đó, không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải
pháp khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đã nhận ra được điều
đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đã nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng
nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành thì xin giúp ông được ra đi.
Frank
Snepp cho biết thêm:
“Khi
tôi đang bận đánh máy bản báo cáo thì Polgar ở trong phòng riêng với các viên
chức khác của Trạm Tình Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh
quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền
hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển
giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh
của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng”. [4]
Sau
khi ép buộc Tướng Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống
Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để đầu hàng Việt Cộng,
nhưng ông Trần Văn Hương không hiểu gì về tình hình lúc đó nên tìm cách cù cưa.
Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng
Minh từ chối. Tuy nhiên, do sự thúc đẩy của CIA và một số nhân vật chính trị,
cuối cùng ông cũng đồng ý trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự
quyết định của Quốc Hội.
Ngày
26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông
Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống.
Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn
Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám
Đốc CSQG trình bày về tình hình, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền
cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều
người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu
trường đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đã
biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.
Chiều
28.4.1975, Tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn
ra tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập.
Cũng
trong chiều 28.4.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa
Lan gặp Tướng Minh cho biết tình hình và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng
Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại
lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.
Đêm
29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó,
ông chỉ còn hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía
bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có
kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn
Minh qua điện thoại:
“Thưa
Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có
lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp
cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống,
hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại
Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu
có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng
quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và
giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống…”
Dương
Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.
Lúc đó
là 4 giờ 45 phút sáng. Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một
cách bực dọc (nervously) trong dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương
lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng
vô điều kiện, nhưng ông không đồng ý. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ
khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoản lại
chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải
chia xẻ sự sỉ nhục.[5]
Lúc 8
giờ 30, ông đến Phủ Thủ Tướng thảo luận lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu
rồi quay về dinh Độc Lập làm lễ ra mắt.
“Văn
Kiện” Đầu hàng
Lúc 10
giờ 15 sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn
Minh lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực
lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật
tự”. Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ
Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long
trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một
khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người
bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ
Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền… Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người
giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.
Hai ông
Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời đầu hàng. Nhưng
khi hai ông vào bên trong đài phát thanh thì không còn nhân viên kỹ thuật nào ở
đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới
tìm ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng
thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30.
Tính lại,
Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống không tới 40 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều
28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng!
Quyết
định trả tự do tại dinh Độc Lập tối 2/5/1975.
Ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Binh… được trả tự do. Quyết định trả tự do của Ủy ban quân quản được thông báo tại buổi lễ trang trọng và thân mật tại hội trường dinh Độc Lập tối 2/5/1975. Tại buổi lễ này, Phó chủ tịch Ủy ban quân quản Sài Gòn – Gia Định Cao Đăng Chiếm đã phát biểu với một chất giọng miền Nam trầm ấm:
Ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Binh… được trả tự do. Quyết định trả tự do của Ủy ban quân quản được thông báo tại buổi lễ trang trọng và thân mật tại hội trường dinh Độc Lập tối 2/5/1975. Tại buổi lễ này, Phó chủ tịch Ủy ban quân quản Sài Gòn – Gia Định Cao Đăng Chiếm đã phát biểu với một chất giọng miền Nam trầm ấm:
“…Nhân
dân Việt Nam chúng ta đã trải qua cuộc đấu tranh anh dũng và khốc liệt, đánh bại
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến
tranh để giành thắng lợi vĩ đại và vô cùng to lớn từ xưa đến nay.
Thi
hành chính sách của Chính phủ cách mạng lâm thời, Chính phủ mong rằng trong
tình hình mới chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực xây dựng lại Tổ quốc của chúng ta,
làm cho nhân dân chúng ta giàu mạnh, Tổ quốc của chúng ta hùng cường. Do đó,
chúng tôi mong rằng mỗi người VN chúng ta đều tùy theo khả năng của mình, góp
công sức vào việc xây dựng Tổ quốc của chúng ta. Bữa nay, thi hành lệnh của cấp
trên, các anh được tự do về với gia đình. Chúng tôi sẽ tổ chức đưa các anh về đến
nơi đến chốn…”. (Trích băng ghi âm)
Đáp lại,
ông Dương Văn Minh nói ngắn gọn thế này: “ …Ngày hôm nay, đại diện cho các anh
có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ cách mạng
trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong
rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp
đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước.Riêng cá nhân tôi, hôm nay
tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam
độc lập”. (Trích băng ghi âm)Mọi người được về với gia đình ngay sau buổi lễ
đó. Chiếc xe Ford màu xanh dương đậm đưa ông Minh ra khỏi dinh Độc Lập lúc 22
giờ. Khi xe chuyển bánh, vị tổng thống 48 giờ nói:- Thôi, giã từ quá khứ chết
chóc. Vĩnh viễn hòa nhập vào đời sống hòa bình. (Theo Tuổi Trẻ)
NHÌN LẠI CON NGƯỜI CỦA DƯƠNG VĂN MINH
Tướng
Nguyễn Chánh Thi tiết lộ rằng khi còn ở Pháp, Tướng Dương Văn Minh có gởi cho
ông một lá thư đề ngày 15.4.1987, trong đó có đoạn như sau:
“Thi,
“Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
“Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
“Thi,
“Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
“Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
“Nghe
Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở
Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.
“Anh
em có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận
anh Đỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần- lao và Công-giáo đến mức
đó là cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền
bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
“Theo
tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi mình phải dám sống để hứng
nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra…”
Thân
phận của Tướng Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành một cái mền rách, nhưng vì quá yếu
kém về chính trị, nên cho đến khi gần tới giờ về cỏi âm, ông vẫn chưa nhận ra
được! Lãnh đạo mà như thế, mất miền Nam là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.
Nhìn lại
con người của Dương Văn Minh, chúng ta thấy có 3 đặc điểm sau đây:
Thứ nhất
là tham nhũng và thiếu trách nhiệm:
(1) Biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của Bình Xuyên và một số tiền bạc thu được sau cuộc đảo chánh 1.11.1963. Cho một tay chân bộ hạ nổi tiếng tham những là Tướng Mai Hữu Xuân kiêm ba chức quan trọng cùng một lúc để truy lùng tài sản và khảo của các viên chức chế độ cũ, đó là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Đô Trưởng Sài Gòn. Tướng Xuân đã nhận cả tiền của Việt Cộng để thả các cán bộ cao cấp của Việt Cộng ra.
(1) Biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của Bình Xuyên và một số tiền bạc thu được sau cuộc đảo chánh 1.11.1963. Cho một tay chân bộ hạ nổi tiếng tham những là Tướng Mai Hữu Xuân kiêm ba chức quan trọng cùng một lúc để truy lùng tài sản và khảo của các viên chức chế độ cũ, đó là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Đô Trưởng Sài Gòn. Tướng Xuân đã nhận cả tiền của Việt Cộng để thả các cán bộ cao cấp của Việt Cộng ra.
(2)
Không quan tâm đến tình hình miền Nam sau cuộc đảo chánh và có quyết định sai lầm:
Ra lệnh phá hủy các ấp chiến lược đã được thiết lập để đối phó với Cộng Sản,
đưa miền Nam tới bờ vực thẳm khiến Hoa Kỳ phải thực hiện “Pentagon’s coup” để lật
đổ và đưa quân vào miền Nam cứu vãn tình thế.
Thứ hai là ngố:
Thứ hai là ngố:
Mặc dầu
làm việc với Hoa Kỳ và hành động theo sự xúi biểu của Hoa Kỳ, ông không hiểu gì
về chính sách và thủ đoạn của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn, nên đã bị Hoa Kỳ biến
thành công cụ:
(1)
Ông bị biến thành một tên sát thủ giết Tổng Thống
Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn thay cho người Mỹ
khi Hoa Kỳ muốn thay đổi chính sách. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông bị
Hoa Kỳ loại và đưa những tay chân bộ hạ của CIA lên cầm quyền.
(2) Khi Miền Nam sắp sụp đổ,
ông bị Hoa Kỳ lường gạt bằng chiêu bài “hoà giải hoà hợp” để đưa ông ra làm
Hàng Tướng!
Thứ ba là hèn:
(1)
Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung, cận vệ thân tín của
ông, được ông phái đi giết Đại Tá Lê Văn Tung và Thiếu Tá Lê Văn Triệu, sau đó
hạ sát ông Diệm và ông Nhu. Ấy thế mà sáng 30.1.1964, khi linh Nhảy Dù bắt Thiếu
Tá Nhung trước mặt ông và dẫn đi, rồi tối hôm đó hạ sát, ông chẳng có một lời
nào!
(2)
Sáng ngày 30.4.1975, bộ chỉ huy 3 chiến thuật của
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang quần thảo với Việt Cộng trước cổng Bộ Tổng
Tham Mưu ở Lăng Cha Cả thì Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Thiếu Tá
Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật, đã nói chuyện với Tổng
Thống Dương Văn Minh qua điện thoại:
– Tôi là chỉ huy trưởng cánh
quân đang tử chiến với Việt Cộng ở Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đang cố liên lạc với Bộ
Tổng Tham Mưu thì lệnh ngưng chiến đã ban ra và quân của Việt Cộng vẫn còn đang
tiến về thủ đô. Tôi vào trong Bộ Tổng Tham Mưu thì không còn một tướng lãnh nào
ở đây, họ đã bỏ chạy hết, do đó tôi muốn nói chuyện với Tổng Thống để xin quyết
định.
Tổng Thống Minh trả lời:
– Các em chuẩn bị bàn giao đi.
Thiếu Tá Tài hỏi lại:
– Có phải là đầu hàng không?
Tổng Thống Minh trả lời:
– Đúng vậy, ngay bây giờ xe
tăng của Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập.
Thiếu Tá Tài nói:
– Nếu xe tăng của Việt Cộng tiến
về Dinh Độc Lập thì chúng tôi sẽ đến cứu Tổng Thống. Nếu Tổng Thống ra lệnh đầu
hàng thì Tổng Thống có chịu trách nhiệm với hơn 1000 quân đang tử chiến ở Bộ Tổng
Tham Mưu hay không?”
Tổng Thống Minh trả lời:
– Tùy ý các anh em.
Nói xong cúp máy!
(3)
Ký giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der
Spiegel của Đức, người ký giả ngoại quốc duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào
sáng 30.4.1975, đã kể lại thái độ của Tướng Dương Văn Minh khi đối diện với các
bộ đội cộng sản đến bắt ông đầu hàng như sau: Đại Tướng Dương Văn Minh im lặng.
Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò… Cuối
cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra
sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”.
Làm tướng mà phải đầu hàng là
nhục rồi, nhưng lại còn hèn hơn nữa khi nói mé cho những tên bộ đội nhỏ bé của
Cộng quân biết rằng ông có người em theo Việt Cộng là Dương Văn Nhựt để chứng tỏ
ta đây cũng thuộc “gia đình Cách Mạng”!
NHỮNG
NGÀY CUỐI CÙNG
Ngày 8.8.1983, Dương Văn Minh,
được chính quyền Hà Nội cho phép di cư sang Pháp và sống với hai người con trai
là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm. Khoảng năm 1988, ông âm thầm qua Pasadena,
Nam California, Hoa Kỳ, và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó.
Trong những những ngày còn lại của cuộc đời, Tướng Dương Văn Minh phải sống
trong bóng tối, không dám gặp cộng đồng người Việt tại đây.
Ngày 5.8.2001, ông bị té từ xe
lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm
sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ, được di
chuyển lên xe bởi 6 người thân gồm các ông Hoa Hải Đường, Nguyễn Hồng Đài, Trịnh
Bá Lộc, Hoa Hải Thọ, Ngô Long và Nguyễn Trí Dũng. Sau đó, linh cửu ông đã được
hoả thiêu trưa thứ bảy 18.8.2001 vào lúc 12 giờ tại vãng sanh đường Skyrose thuộc
nghĩa trang Rose Hill, Nam California.
Lữ Giang
29.4.2009
Ghi chú:
[1] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một trời tâm sự, Xuân Thu, Hoa Kỳ 1987, tr. 27 và 28.
[2] Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Tập II, California, Hoa Kỳ, tr. 66 – 70.
[3] Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Xuân Thu, California, Hoa Kỳ 1989, tr. 231.
[4] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 382 – 383.
[5] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 540.
No comments :
Post a Comment